Nông nghiệp xanh được áp dụng “giải cứu” môi trường

02/04/2025 - Đăng bởi : Hồ Thanh Trúc

Nông nghiệp xanh cần đảm bảo bốn nguyên tắc Sức khỏe - Sinh thái - Công bằng - Cẩn trọng dần trở thành hướng đi mới khi mà theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, mỗi năm nước ta sử dụng 11 triệu tấn phân bón hóa học cho nông nghiệp trồng trọt và tạo áp lực vô cùng lớn cho môi trường thiên nhiên. Cùng HiFarm tìm hiểu về các thông tin mà nông nghiệp xanh đang hướng đến nhé!

Thực trạng của nông nghiệp xanh Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2018 ngành nông nghiệp đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, góp phần ổn định chính trị – xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành, tình trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay, các vấn đề cần được giải quyết của ngành nông nghiệp là ô nhiễm ở các khu vực nuôi trồng thủy sản, khu chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, các làng nghề, vùng sản xuất thâm canh do tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và khu vực nông thôn do chất thải từ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt không được thu gom xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về thách thức ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, sản xuất nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tương đương với sản xuất công nghiệp. Do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, nông nghiệp trở thành nguyên nhân chính làm ô nhiễm đất, không khí và nước.

Trong đó, các vấn đề như ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước tác động xấu đến sức khỏe con người và làm suy thoái hệ sinh thái, gây xói mòn, giảm độ phì nhiêu của đất,…Bởi những tổn hại nặng nề mà nông nghiệp truyền thống đem tới cho môi trường, sự ra đời của nông nghiệp hữu cơ hiện trở thành một trong những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế và kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Nông nghiệp hữu cơ - ngành nông nghiệp xanh đang “gặt hái” nhiều thành tựu

Dù được nhắc đến từ nhiều năm nay, nhưng nông nghiệp hữu cơ vẫn là khái niệm ít người biết đến. Tại trang trại, nông sản được nuôi trồng theo tiêu chuẩn PGS của Đan Mạch và tuân thủ nguyên tắc 6 không: 

  • Không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; 
  • Không chất kích thích tăng trưởng; 
  • Không trồng trên đất, nước ô nhiễm; 
  • Không dùng phân bón hóa học; không dùng chất bảo quản; 
  • Không dùng giống biến đổi gen;
  • Cùng với đó, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ dựa vào quay vòng mùa vụ nhằm kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh khác, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới được giữ lại để duy trì năng suất đất, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM) khẳng định: “Dù trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, vai trò của nông nghiệp hữu cơ là duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người”. Nông nghiệp hữu cơ giúp đảm bảo hệ hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất.

IFOAM cho rằng, phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới và xác định tầm nhìn chiến lược của nông nghiệp hữu cơ đến năm 2030 sẽ góp phần giải quyết các thách thức trong tương lai của nông nghiệp; trở thành hệ thống sử dụng đất được ưa chuộng và được lựa chọn ở nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ an toàn hệ sinh thái nhờ việc tăng cường chức năng sinh thái; sản xuất thực phẩm lành mạnh và đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Lợi ích nông nghiệp xanh từ hữu cơ 

Hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều mô hình canh tác, nuôi trồng theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Theo số liệu thống kê của IFOAM, năm 2015, Việt Nam là 76.666 ha nông nghiệp hữu cơ, tương đương 0,7% diện tích đất nông nghiệp, với 3.816 nông dân sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ yếu của Việt Nam là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả, quế, hồi, tinh dầu….

Trên thế giới, nông nghiệp hữu cơ hiện có những tác động không nhỏ đối với môi trường trong đó có giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Lượng phát thải khí nhà kính đã tăng từ 4,7 tỷ tấn CO2 (trong năm 2001) lên hơn 5.3 tỷ tấn (năm 2018), tương đương tăng hơn 14%. Trong khi đó, nông nghiệp hữu cơ là một trong những giải pháp hữu ích nhằm giảm thải lượng phát thải khí nhà kính. Theo đó, lượng khí nitơ oxit từ những vùng thâm canh chiếm gần 40% lượng khí thải nông nghiệp của EU.

Mặt khác, các trang trại hữu cơ không sử dụng phân bón nitơ tổng hợp mà chủ yếu dựa vào chu trình chăm sóc khép kín, giảm thiểu thiệt hại nhờ yếu tố mùa vụ nên nguy cơ phát thải nitơ oxit tại các trang trại hữu cơ thấp hơn các trang trại truyền thống.Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ giúp giảm thiểu 30% – 70% năng lượng để sản xuất phân bón hóa học và thuốc trừ sâu phục vụ cho nông nghiệp truyền thống.

Bên cạnh đó, nông nghiệp hữu cơ phần nào giữ lại cacbon trong đất từ đó hạn chế lượng carbon phát thải ra bầu khí quyển gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều này được thực hiện bằng các phương pháp đơn giản như ủ các phần thừa sau thu hoạch như rơm, rạ, hay chính phân động vật trở thành phân bón hữu cơ.

Biến đổi khí hậu ngày càng có những diễn biến khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như lượng mưa giảm, tình trạng hạn hán kéo dài, dịch bệnh tăng cao, xuất hiện một số loại sâu bệnh mới gây hại cho sản xuất. Nông nghiệp hữu cơ trở thành một giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu bởi không sử dụng các loại phân bón hóa học làm chậm tình trạng suy thoái đất và nước. Theo đó, hạn chế tình trạng biến đổi gen, giảm sự xuất hiện của các loài thiên địch, mặt khác nông dân giữ được các giống cây trồng lâu năm cho năng suất cao.

Việt Nam từng bước xây dựng nền nông nghiệp xanh

Tuy chưa gặt hái nhiều thành tựu, Việt Nam luôn được đánh giá là một đất nước có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi để canh tác theo mùa vụ, đồng thời giúp các phụ phẩm nông nghiệp nhanh chóng phân hủy trở thành các khoáng chất dùng trong nông nghiệp. Ngoài ra, nước ta có nhiều nguồn tài nguyên, khoáng chất nằm sâu dưới lòng đất chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường.Với những ưu thế do thiên nhiên ban tặng, Việt Nam tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh.

Áp dụng nông nghiệp xanh “giải cứu” môi trường

Để đạt được mục tiêu trọng tâm là đến năm 2030, Việt Nam nằm trong top 15 của thế giới về nông nghiệp hữu cơ (Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), “bài toán” phát triển nông nghiệp hữu cơ cần được giải quyết từ khó khăn của những chủ trang trại, những trăn trở, băn khoăn của họ trong quá trình sản xuất và đưa nông sản hữu cơ tiến nhập thị trường nông sản Việt.

Điều này cần sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành, các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình. Mục tiêu hàng đầu chính là tìm đầu ra cho nông sản hữu cơ, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu bởi yếu tố môi trường và vệ sinh thực phẩm không thể xa rời bài toán kinh tế. Tiềm năng xuất khẩu nông sản hữu cơ ra các thị trường quốc tế, đặc biệt thị trường châu Âu là rất lớn.

Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi cơ quan chức năng quy định minh bạch hệ thống chứng nhận, quy chuẩn, giám sát nghiêm ngặt cho nông sản hữu cơ. Ngoài ra, rất cần bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất các loại phân bón hữu cơ, thuốc thảo mộc với giá thành hợp lý, mở ra những hướng đi mới cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Hy vọng rằng, sự lan rộng của các mô hình nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giải pháp HiFarm trong nông nghiệp xanh

Giải pháp nông nghiệp công nghệ cao – một khái niệm không còn quá xa lạ với ngành nông nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh công nghệ số hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số vào nông nghiệp như một lẽ tất yếu. Chúng mang đến một bộ mặt mới, một màu sắc mới cho một ngành nghề. 

Thay vì việc sử dụng thiết bị nông nghiệp công nghệ cao và giải pháp do nước ngoài cung cấp. HiFarm là doanh nghiệp tự tìm tòi, học hỏi và kết hợp những điểm mạnh của các giải pháp trên thế giới để tạo nên một dây chuyền tốt nhất.

Với nỗ lực giúp cho nông nghiệp nước nhà phát triển. HiFarm không ngừng phát triển và cải thiện công nghệ của mình. Các tính năng mới được cập nhật liên tục và tính thông minh, tiện lợi ngày càng được nâng cao từ đó:

  • Tiết kiệm tối đa chi phí
  • Tối ưu hoá thời gian quản lý
  • Cung cấp nông sản chất lượng cao
  • Nâng cao năng xuất cây trồng

Hiện tại, HiFarm cũng đã nghiên cứu và cho ra đời những giống cây, loại quả đạt chất lượng chuẩn 100% VietGAP và 90% GlobalGAP như Dâu New Zealand, Cà Cherry Vàng, Cà Cherry Socola, Dưa Pepino. Cả 3 đều rất được thị trường ưa chuộng và có mặt trên rất nhiều siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả mà giải pháp nông nghiệp công nghệ cao HiFarm mang lại cho nhà vườn.

Back to top