Tháo gỡ khó khăn cho nông dân tiêu thụ nông sản

01/04/2025 - Đăng bởi : Hồ Thanh Trúc

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19. Việc lưu thông hàng hoá, tiêu thụ nông sản giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bị hạn chế. Khiến nông sản của nông dân “khó càng thêm khó” trong tiêu thụ. Vì vậy, cùng HiFarm tìm hiểu xem tỉnh Vĩnh Long đang khẩn trương triển khai các biện pháp nào tháo gỡ khó khăn cho nhà nông.

Kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản 

Tại huyện Bình Tân, hàng trăm ha khoai lang tím Nhật đã tới kỳ thu hoạch. Nhưng vẫn không bán được do giá giảm thấp và thương lái không thu mua. Theo Chủ tịch UBND huyện Bình Tân Nguyễn Văn Tập, toàn huyện có khoảng 670 ha khoai lang đến thời điểm thu hoạch, ước sản lượng 21.400 tấn; trong đó, khoai lang quá lứa trên 5,5 tháng tuổi là 65 ha.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân tiêu thụ nông sản

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các công ty, doanh nghiệp, thương lái trong và ngoài huyện đến thu mua nông sản rất ít, giá xuống thấp chỉ khoảng 50.000 - 70.000 đồng/tạ (60kg). Ngoài ra, diện tích hành lá, rau, củ, quả các loại đến thời điểm thu hoạch. Và chuẩn bị thu hoạch cũng còn khoảng 540 ha, ước sản lượng 13.000 tấn.  

Để giảm bớt gánh nặng đầu ra nông sản cho nông dân. Huyện đã liên kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đưa các doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng cung ứng số lượng lớn rau, củ, quả để các đơn vị phân phối ở địa phương khác có thể kết nối trực tiếp khi cần.

Về lâu dài, huyện sẽ chú trọng đẩy mạnh áp dụng quy trình cấp mã số vùng trồng trên khoai lang tím Nhật để có thể xuất khẩu sang thị trường ngoài nước, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi, mô hình chuỗi cung ứng nông sản an toàn thực phẩm khép kín… Nhằm góp phần đảm bảo chất lượng, ổn định giá. Tạo thị trường tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn cho người dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho biết. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và tiêu thụ nông sản tại địa phương. Vì thế, việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội. Khiến việc vận chuyển hàng hóa lưu thông rất hạn chế.

Nhiều loại nông sản giảm giá mạnh dưới giá thành sản xuất của nông dân, thậm chí có ít người mua như: khoai lang, nhãn, bưởi Năm Roi, chanh, chôm chôm,... Ước tính toàn tỉnh còn tồn đọng khoảng 103 tấn bưởi, 460 tấn nhãn, 248 tấn chôm chôm… không có thương lái đến thu mua hoặc lượng mua ít. Ngoài ra, khoảng 40 ha cải xoong đã được nông dân kéo dài thời gian thu hoạch.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân tiêu thụ nông sản

Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Trung Kiên chia sẻ. Thị trường Tp.Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nên hàng hóa nông sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc vận chuyển nông sản, hàng hóa sang các địa phương khác trong thời gian giãn cách xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn nên thương lái thu mua ít hoặc không thu mua.

Thời gian gần đây, giá rau, củ có chiều hướng tăng do người dân mua tiêu dùng trong các ngày thực hiện giãn cách xã hội và "luồng xanh" vận chuyển đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vận chuyển hàng hóa đến Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố.

Để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân, Sở Công Thương đã phối hợp với ngành nông nghiệp bám sát tình hình sản xuất nông sản của các địa phương, cập nhật thông tin về diện tích, sản lượng, thời điểm thu hoạch... để có kế hoạch thu gom, phân phối tiêu thụ phù hợp. Bên cạnh đó, liên kết với ngành công thương các tỉnh, thành phố, nhất là Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ để kết nối tiêu thụ nông sản hàng hóa của tỉnh thông qua "luồng xanh".

Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các sàn giao dịch; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các trung tâm siêu thị, chợ, cửa hàng tăng sản lượng tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm; trong đó, ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn vào kỳ thu hoạch như: khoai lang, cam sành, bưởi, xoài, chôm chôm, nhãn…

Đồng thời, phối hợp với Viettel post, bưu điện hỗ trợ, củng cố các hệ thống thu mua tại chỗ như các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong thu gom, tiêu thụ nông sản; giải quyết đầu ra nông sản cho nông dân và thương lái thu gom, vận chuyển và phân phối ổn định vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo kênh phân phối, tiêu thụ cho các vùng, thị trường tiêu thụ.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân tiêu thụ nông sản

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm cho biết, để gỡ khó cho việc lưu thông hàng hóa nông sản, đơn vị đã lập đường dây nóng và trực tiếp tiếp nhận, xử lý các vướng mắc trong quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan liên quan, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cung cấp thông tin các đầu mối cung ứng hàng hóa để các doanh nghiệp, cơ sở thu mua nông sản có thể kết nối trực tiếp với các hộ dân, hợp tác xã trong tiêu thụ nông sản.

Hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm  

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm nhận định. Thời gian tới nhu cầu lương thực, thực phẩm có thể tăng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Theo đó, thay vì “giải cứu” cần có giải pháp cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thực tế cho thấy, các địa phương phải có một mô hình mới để giữ được giá trị nông sản bằng cách xây dựng mô hình kết nối cung cầu chính quy, nông sản được nâng niu về giá trị, người tiêu dùng nhận thấy không phải là một sản phẩm "giải cứu" để có thái độ, trách nhiệm sử dụng hiệu quả hơn.

Trước mắt, ngành nông nghiệp tỉnh chủ động cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu nguồn cung với quy mô sản lượng, chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng nhận tiêu chuẩn an toàn để các trung tâm bán lẻ, tập đoàn phân phối lớn kết nối được dữ liệu và có kế hoạch tiêu thụ một cách chủ động.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân tiêu thụ nông sản

Song song đó, phối hợp tổ chức rà soát, đánh giá tình hình sản xuất các loại nông sản chính tại địa phương. Bao gồm chủng loại, sản lượng đang và sẽ thu hoạch. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản của địa phương phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch COVID-19. Ngoài ra, dự báo những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, lưu thông tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết khó khăn.

Về lâu dài, giải pháp căn cơ cho nền sản xuất nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, áp dụng chuyển đổi số để minh bạch các dữ liệu, kết nối cung - cầu về sản lượng, yêu cầu thị trường.

Ông Nguyễn Văn Liêm cho rằng, chỉ khi nào kết nối được cung - cầu, minh bạch, chuẩn hóa về chất lượng thông qua chứng nhận của cơ quan chức năng thì xã hội mới kích hoạt thị trường phân phối. Do đó, sản xuất nông sản cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường thế giới, kết hợp 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) cũng như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, nhất là những sản phẩm đặc thù của địa phương./.

Back to top