02/04/2025 - Đăng bởi : Hồ Thanh Trúc
Thực phẩm sạch - Vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm khi chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện. Khi nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, con người ta sẽ quan tâm đến sức khỏe, đời sống nhiều hơn.
Đặc biệt là thực phẩm, khi trên thị trường hiện nay xuất hiện tràn lan những mặt hàng giả, nhái, kém chất lượng thì thực phẩm sạch xuất hiện như một sự “cứu cánh”. Hãy cùng HiFarm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay nhé!
Thế nào là thực phẩm sạch?
Nếu hiểu đơn giản theo đúng nghĩa đen, thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất bẩn. Còn nếu hiểu theo đúng khái niệm, chúng theo tiêu chuẩn đặt ra thì thực phẩm sạch là thực phẩm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Sản phẩm phải sạch sẽ từ quá trình nuôi trồng, sản xuất cho đến khâu bảo quản cũng như vận chuyển, phân phối.
Tiêu chí nào để đánh giá thực phẩm sạch?
Như đã nói ở trên, thực phẩm sạch sẽ không được phép chứa chất bẩn. Vậy thực phẩm được gọi là sạch khi:
- Không chứa các tác nhân sinh học gây bệnh như: vi rút, ký sinh trùng,...
- Thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm là những thứ không được tồn dư
- Không chứa tạp chất kim loại, vật cứng hay thủy tinh
- Rõ ràng về nguồn gốc, đầy đủ thông tin xuất xứ
- Được đánh giá, kiểm tra và chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm
Như vậy, nếu bất cứ một giai đoạn nào trong quá trình sản xuất và phân phối bị nhiễm bẩn. Thì thực phẩm đó cũng không được coi là thực phẩm sạch. Có thể nói, để tạo ra được thực phẩm sạch không dễ dàng nhưng cũng không phải là điều quá khó khăn.
Để sản xuất ra thực phẩm sạch đòi hỏi người nuôi trồng phải có quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP hay Organic,... Điều này đồng nghĩa với việc giá của những loại nông sản sạch đúng nghĩa sẽ cao hơn nhiều so với nông sản thông thường.
Thực phẩm sạch được đánh giá bởi những tiêu chuẩn nào?
Hiện nay tại nước ta có ba loại tiêu chuẩn để đánh giá một sản phẩm có đạt chuẩn về chất lượng hay không. Thực phẩm có sạch hay không cần được chứng nhận bởi một trong những tiêu chuẩn sau:
VietGAP
Tiêu chuẩn VietGAP hoạt động dựa trên 4 tiêu chí:
- Kỹ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn
- Sản phẩm thu hoạch không có hóa chất nhiễm khuẩn hay ô nhiễm vật lý
- Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân
- Có thể truy tìm nguồn gốc sản phẩm dễ dàng
GlobalGAP
Là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu. GlobalGAP yêu cầu các nhà sản xuất nông nghiệp phải thiết lập một hệ thống giám sát và kiểm tra độ an toàn thực phẩm xuyên suốt tất cả các khâu. Tiêu chuẩn sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí:
- Môi trường canh tác: nước, đất, dụng cụ
- Thuốc và hóa chất sử dụng
- Bao bì đóng gói
- Điều kiện và phúc lợi của nhân công
Organic
Được định nghĩa là thực phẩm được sản xuất bằng phương pháp canh tác hữu cơ. Tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí:
- Phân bón hóa học: không
- Chất bảo vệ thực vật độc hại: không
- Chất kích thích tăng trưởng: không
- Chất gây biến đổi gen: không
Nông sản HiFarm chất lượng, an toàn đạt chuẩn thực phẩm sạch
Có thể thấy, nguồn cung có nhưng không nhiều bởi những quy định khó khăn và nghiêm ngặt. Trong khi đó nguồn nhu cầu thì ngày càng tăng cao bởi tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thực phẩm nhái, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cao đến mức báo động.
Đứng trước thực tại như thế, HiFarm và các kỹ sư của mình đã nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp nông trại thông minh vào nuôi trồng và sản xuất. Tính đến nay, HiFarm đã cho ra đời thành công các loại nông sản như. Dâu New Zealand, Dưa Pepino và Cà Cherry đạt chuẩn VietGAP 100% và GlobalGAP 90%.
Với tiêu chí mang đến cho người tiêu dùng thực phẩm SẠCH - AN TOÀN - RÕ RÀNG NGUỒN GỐC. Nông sản HiFarm may mắn được người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn. Trong tương lai HiFarm sẽ luôn nỗ lực cố gắng để tạo ra thêm nhiều loại nông sản sạch với chất lượng cao hơn. Để làm được điều đó, chúng tôi cần bạn, những người tiêu dùng thông minh!