Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng ra sao

Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng như thế nào? Trong quá trình phát triển cây trồng cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu. Để có thể phát triển một cách toàn diện, cho năng suất, chất lượng cao. Nguồn dinh dưỡng được cây hấp thu từ đất, trong quá trình canh tác lâu dài đất sẽ dần bị thoái hóa do nhiều yếu tố. Vì vậy để đảm bảo cây trồng được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nên định kì bón phân. Cùng HiFarm tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Các biểu hiện khi cây thiếu/ thừa các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng

Những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, nếu cây thiếu nó thì sẽ không hoàn thành được chu trình sống.

Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng
Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng

Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng tham gia vào quá trình trao đổi chất, cấu tạo chất sống, các hoạt động sinh lý, tăng tính chống chịu của cây trồng. Là yếu tố then chốt quyết định năng suất, chất lượng nông sản.

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố khoáng có trong bảng tuần hoàn. Chúng rất quan trọng và thiết yếu đối với sự sinh trưởng, phát triển của mọi loài cây, chỉ cần thiếu một trong số chúng thì dinh dưỡng cho cây trồng sẽ bị mất cân đối và cây không thể hoàn thành chu kỳ sống của mình.

Đạm(N)

  • Thiếu Đạm: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
  • Dư (thừa) Đạm: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…

Lân (P)

Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng
  • Thiếu Lân: rễ phát triển kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
  • Dư(thừa) Lân: thường rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng.

Kali (K)

  • Thiếu Kali, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
  • Dư Kali: cũng khó nhận diện (Vd: đối với cây trông là Cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi)

Canxi(Ca)

  • Thiếu Canxi: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
  • Không có triệu chứng khi dư (thừa) Canxi tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…

Lưu Huỳnh(S)

  • Khi thiếu (S): triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết (lưu ý: thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)

Magie (Mg)

Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng
  • Nếu thiếu: trên lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
  • Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…

Bo(B) Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa.

  • Thiếu Bo: hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. Đối với một số cây như Củ Cải thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.

Đồng (Cu)

  • Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây; giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…

Kẽm (Zn)

  • Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây. Thiếu kẽm năng suất, chất lượng cây trồng giảm.
  • Nếu cây thừa kẽm: xuất hiện các đốm sắc tố sẫm hoặc vệt trên lá, nghiêm trọng hơn sẽ có màu đỏ đậm đặc biệt là trên cuống lá và xung quanh mép trên lá

Molipden(Mo)

  • Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục… Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do.

Cây trồng sẽ ra sao nếu thiếu chất dinh dưỡng

Trong số các chất dinh dưỡng thiết yếu : C, H, O cây trồng lấy trực tiếp từ không khí và nước có trong tự nhiên. Còn lại các chất gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S). Sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypden (Mo) cây phải lấy từ đất và phân bón. Vì vậy, sự có mặt của các chất này trong phân bón với lượng và tỷ lệ phù hợp. Là điều quyết định tạo nên chất lượng và hiệu quả của mỗi loại phân bón Trường Sinh.

Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cây trồng

Mọi sự thiếu hụt dinh dưỡng của cây trồng tại thời điểm quan sát được. Đều đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ trước đó. Việc bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt tại thời điểm phát hiện là điều cần thiết. Song sự bổ sung ấy sẽ không khắc phục được hoàn toàn những tổn hại.

Do vậy, công việc theo dõi và ghi nhớ các hiện tượng quan sát trong quá trình trồng trọt sẽ vô cùng hữu ích cho công việc chăm sóc cây trồng, nó là cơ sở cho việc điều chỉnh liều lượng, tỷ lệ dinh dưỡng cho cây trồng một cách cân đối hơn, hiệu quả hơn ở các vụ tiếp theo.

Các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng trên cây trồng quyết định năng suất, chất lượng nông sản

Dinh dưỡng cây trồng

Cây trồng cần 3 thành phần dinh dưỡng chủ yếu: các chất dinh dưỡng cơ bản (NPK), đa lượng và vi lượng.

Dinh dưỡng cơ bản cho cây trồng (NPK)

  • Nitơ: là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh đậm và quang hợp tốt. 
  • Phốt pho: Giúp rễ tăng trưởng và phát triển. Cây đủ phốt pho sẽ cho nhiều hoa hơn.
  • Kali: Cải thiện sức khỏe tổng thể của cây, giúp cây chống lại bệnh tật.

Khoáng chất đa lượng

Các yếu tố ảnh hưởng tới cây trồng
  • Canxi: Thúc đẩy rễ và chồi non phát triển, giúp cây xây dựng các thành tế bào.
  • Magie: Giúp điều chỉnh sự hấp thu các dinh dưỡng khác. Hỗ trợ trong việc hình thành hạt giống và chất diệp lục.
  • Lưu huỳnh: Giúp duy trì màu xanh đậm, kích thích sự phát triển của cây trồng. Lưu huỳnh cũng cần thiết để sản xuất chất diệp lục.

Nguyên tố vi lượng

  • Boron: Giúp phát triển tế bào và điều chỉnh sự trao đổi chất của thực vật. Cụ thể: giúp tổng hợp protein, phát triển thành tế bào, chuyển hóa carbohydrate. Chuyển vị đường, kiểm soát hormone, thụ tinh của hạt phấn hoa và tăng trưởng số lượng quả.
  • Clo: Một chất cần thiết để trao đổi khí, quang hợp và bảo vệ cây chống lại bệnh tật.
  • Đồng: Giúp hình thành chất diệp lục, kích hoạt các enzyme trong cây, giúp tổng hợp lignin.
  • Sắt: Giúp cây sản xuất chất diệp lục và các quá trình sinh hóa khác.
  • Mangan: Là chất cần thiết để sản xuất chất diệp lục.
  • Kẽm: Giúp phát triển enzyme và hormone. Đồng thời giúp cây sản xuất chất diệp lục.

Độ EC và TDS

Để chẩn đoán được cây trồng thiếu dinh dưỡng chỉ thông qua biểu hiện vật lý của cây là điều không dễ dàng, nên thông thường chúng ta thường kiểm soát hàm lượng, nồng độ dinh dưỡng thông qua chỉ số EC hoặc TDS.

EC là gì?

EC là chữ viết tắt của Electrical Conductivity, hay còn gọi là độ dẫn điện. EC đo lường khả năng dẫn điện của dung dịch. Càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao;  ít ion hơn thì độ dẫn điện sẽ thấp hơn. EC thường được báo cáo bằng milliSiemans trên một centimet (mS/cm).

TDS là gì?

TDS là từ viết tắt của Total Dissolved Solids – Tổng chất rắn hòa tan. TDS là chỉ số đo lường tất cả hàm lượng chất rắn hữu cơ và vô cơ có chứa trong dung dịch tồn tại ở dạng phân tử, hạt dạng ion hoặc lơ lửng.

Có hai phương pháp chính để đo TDS là: Phương pháp đo theo trọng lượng và phương pháp đo theo tính dẫn điện. Kết quả đo sẽ được hiển thị theo miligam trên lít (mg/L), phần triệu (ppm), gam trên lít (g/L) hoặc phần nghìn (ppt).

Nồng độ PH

Độ pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH–  có trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu không xử lý, điều chỉnh pH trước khi bón phân. Thì cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, hay nói cách khác là lãng phí phân bón.