Họng là nơi giao thông giữa khí quản với thực quản, nên các bệnh ở họng có liên quan mật thiết đến các bệnh ở phế và vị. Ngoài chữa trị bằng các phương pháp như dùng thuốc, bấm huyệt…bài viết sau đây HiFarm chia sẻ bài thuốc dân gian cho người bị viêm họng
Viêm họng là hiện tượng niêm mạc họng bị tổn thương và viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân. Các tác nhân phổ biến là virus, vi khuẩn, hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm.
Một số món ăn bài thuốc bài dân gian cho người bị viêm họng sau đây có tác dụng rất tốt
1. Ngưu bàng tử tán: Ngưu bàng tử 10g, sao qua, tán mịn. Uống với nước sôi pha chút rượu. Dùng cho các trường hợp đau họng, nuốt đau do viêm khô mũi họng (thường vào mùa thu, sưng phù mặt hoặc một phần cơ thể).
2. Nước ép dưa hấu: Nước ép dưa hấu, liều lượng tùy ý, uống rải rác trong ngày. Dùng cho các trường hợp loét miệng, viêm họng dạng viêm khô.
3. Tây qua bì thang: Dưa hấu (lấy phần vỏ trắng bỏ ruột đỏ) 60g, diếp cá 30g, rau mướp 30g cùng đem nấu dạng canh, thêm gia vị cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm tắc mũi dạng viêm khô. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.
4. Lê hấp tẩm mật ong: Lê 1 quả, khoét bỏ phần lõi hạt, cho mật ong vào đem chưng cách thủy cho ăn. Dùng cho các trường hợp sốt nóng âm ỉ, ho khan dài ngày, miệng họng khô khát, có mồ hôi trộm (đạo hãn âm hư).
5. Chuối xanh muối tiêu: Chuối xanh 1 – 3 quả, gọt bỏ vỏ, ăn với chút đường muối tiêu. Dùng cho các trường hợp sốt mất nước khát, miệng họng khô, táo bón, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ mỡ động mạch, ho khan đau họng, họng miệng khô khát. Ngày ăn 1 – 2 lần.
6. Cháo phật thủ: Phật thủ 10 – 15g, gạo tẻ 60g. Phật thủ nấu lấy nước bỏ bã, đem nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều đun sôi là được. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch phế mạc.
7. Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi, liều lượng tùy ý; ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho các trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.
8. Cao bì lợn: Bì lợn 60 – 100g, cạo sạch, hơ trên bếp than cho chín phồng; đem nấu thành cao lỏng, cho thêm bột gạo rang, mật nấu sắc thành cao. Ăn khi đói, mỗi lần 1 thìa, ngày 3 – 4 lần.
Dùng cho các trường hợp da khô rát, bong da mặt và nhăn thành nhiều nếp; các trường hợp đau sưng họng, môi khô, họng khát; cảm giác nóng sốt sau bệnh viêm nhiễm dài ngày, táo bón kiết lỵ.
9. Ô mai ướp đường phèn: Ô mai 5 quả, đường phèn 20g. Đem chưng cho tan đường, dầm nhuyễn ô mai cho ăn dần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sau viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, miệng họng khô, khát nước, chán ăn.