Triệu chứng và biện pháp khắc phục các bệnh thường gặp ở cây cà chua

Nấm, vi khuẩn, côn trùng,… thường là những nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở cây cà chua. Chúng khiến cây không ra quả, không đạt năng suất hoặc chết cây. Do đó việc phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời là vô cùng quan trọng. Hôm nay HiFarm sẽ chia sẻ với bạn một số loại bệnh thường gặp và cách giải quyết tốt nhất nhé!

Bệnh thường gặp ở cây cà chua

Bệnh xoăn lá

Nguyên nhân

Đây là bệnh do virus vàng xoăn lá trên cây cà chua gây ra. Với tác nhân chính từ công trùng, đất và tàn dư của bệnh. Những cành nhiễm bệnh thường không có khả năng phục hồi. Bệnh có thể xuất hiện gần như ở hầu hết các giai đoạn. Tuy nhiên thời kỳ ra hoa cần được đặc biệt chú ý.

Triệu chứng

Bệnh xoăn lá ở cà chua rất dễ nhận dạng. Khi nhiễm bệnh, lá sẽ xoăn vàng, nhăn nheo, cây sinh trưởng kém, khô cằn và không ra quả. Vẫn có trường hợp cây ra hoa và hoa, nhưng sẽ bị rụng nhiều. Nếu có quả thì quả cũng sẽ nhỏ, biến dạng, cứng và chất lượng không đạt chuẩn.

Biện pháp phòng trừ

Cách nhanh nhất để khắc phục bệnh xoăn lá chính là dùng hóa chất phun diệt các loại côn trùng gây hại và mầm bệnh. Những loại thuốc này đều nằm trong danh mục được phép sử dụng nên bạn không phải quá lo lắng đâu. Tuy nhiên loại bệnh này rất có hại với cây trồng, phù có hết bệnh thì cây cũng không thể đảm bảo chất lượng và năng suất quả. Do đó, khi bệnh phát tác, nhà vườn nên xử lý tất cả cây trồng và canh tác lại.

Bệnh sương mai

Nguyên nhân

Nấm Phytophthora infestans là nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Chúng gây hại trên cả lá, thân và quả của cây cà chua. Nhiệt độ thấp và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để loại nấm này phát triển mạnh. Bệnh sương mai có khả năng làm giảm năng suất cây trồng từ 40 – 70%.  

Triệu chứng

Ở lá xuất hiện những đốm nhỏ màu xanh nhạt, lan dần vào bên trong phiến và chuyển sang nâu sẫm. Mặt dưới lá có lớp mốc trắng như sương. Quả cà chua có những đốm màu xám , hơi ướt trên bề mặt. Phần nhiễm bệnh sẽ hơi lõm, da nhăn nheo. Quả sẽ hư, rụng khi bệnh nặng.

Biện pháp phòng trừ

Cần luân phiên sử dụng thuốc Dipomate 80WP và Mexyl MZ 72WP (tỷ lệ 35 – 40gr/ bình 8 lít). Nên phun cách nhau 5 – 7 ngày. 

Bệnh thán thư

Nguyên nhân

Loại bệnh này do nấm Colletotrichum gây nên. Và thường gây hại trên những quả cà đang chín hoặc đã chín. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong mùa mưa.

Triệu chứng

Vết bệnh ban đầu chỉ là một đốm nhỏ, sau 2 – 3 ngày sẽ lan rộng ra. Có hình tròn, lõm vào quả. Trên bề mặt vết bệnh là những chấm nhỏ, đây chính là đĩa cành của nấm. Các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau. Ngoài ra, nấm còn gây ra triệu chứng hiện tượng thối ngọn, những chồi nhiễm bệnh sẽ có màu nâu đen.

Biện pháp

Nhà vườn có thể sử dụng những thuốc Ridomil 72 WP, Copper B 75 WP, Benlate 50 WP, Mancozeb MZ 72 WP,… Nếu cây đã bị nhiễm bệnh nặng, nhà vườn nên thu gom và tiêu hủy các quả bị bệnh.

Bệnh đốm vi khuẩn

Nguyên nhân

Bệnh đốm vi khuẩn xuất hiện do sự hoạt động của loại vi khuẩn có tên là Xanthomonas campestris. Vi khuẩn này bắt nguồn từ trong hạt giống, cây giống hoặc nước tưới, đất trồng cà chua. Trong suốt vòng đời từ khi là cây con đến khi cà cõi, cây cà chua đều có khả năng mắc bệnh này bất cứ lúc nào. 

Triệu chứng

Lá sẽ có những vết màu nâu, hình tròn hoặc hình góc cạnh. Bao bọc bên ngoài là lớp màu vàng, tâm đốm bệnh thường sẽ khô và bị rách sau một vài ngày. Những cây bị bệnh, thân có màu tối, lâu ngày sẽ khô và chuyển sang nâu đậm. Quả sẽ xuất hiện những đốm đen nhỏ, đường kính bé hơn 3mm

Biện pháp

Nhà vườn cần vệ sinh khu vực canh tác thường xuyên để đất được thoáng khí. Không tưới nước vào chiều tối khi cây đang bệnh. Bón phân đầy đủ, tuy nhiên cần hạn chế bón phân đạm và tăng lượng phân kali lên. Khi cây bệnh, bạn có thể thun các loại thuốc sau: Kasuran 50WP, Kasumin 2L,…

Block "block-ca-chua-key" not found

Tuyến trùng

Nguyên nhân

Tuyến trùng Meloidogyne incognita chính là tác nhân gây ra căn bệnh này. Nhiệt độ nóng ấm và đất trồng là loại cát pha tơi xốp là nơi tuyến trùng phát triển mạnh mẽ.

Triệu chứng

Cây nhiễm bệnh sẽ cằn cỗi và chuyển sang màu vàng. Do tuyến trùng chích vào các rễ cây, nên phần rễ sẽ xuất hiện những nốt sưng phồng. Khi bệnh phát triển nặng, các nốt sưng sẽ to lên. Đầu nốt có màu trắng, chuyển dần sang nâu, cuối cùng là vỡ ra, lúc này rễ đã bị thối đen.

Biện pháp phòng trừ

Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh. Nên trồng luân canh với cây họ Hòa Thảo trong 2 – 3 năm. Nếu đất trồng bị hại nặng, nhà vườn cần cày đất phơi ải, bón vôi hoặc dùng thuốc Cazinon 10H, Furadan 3G, chế phẩm sinh học chứa nấm Trocoderma.

Bệnh lở cổ rễ (chết cây non)

Nguyên nhân

Bệnh lở cổ rễ là một trong những căn bệnh thường gặp ở cây cà chua. Do một loại nấm có tên Rhizoctonia solani gây nên. Nấm đã tồn tại dưới dạng hạch nấm hoặc sợi nấm trong đất trồng. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chúng sẽ phát triển.

Triệu chứng

Thời gian đầu mới nhiễm bệnh, ở phần cổ rễ của cây sẽ có những đốm đen, dần dần chuyển sang nâu. Vào buổi sáng, gốc cây sẽ có những sợi nấm trắng hoặc màu nâu nhạt. Dù cây đã bị nhiễm bệnh, nhưng phần thân trên vẫn còn tươi xanh. Sau vài ngày gốc cây sẽ úng và thối, lúc đó cây sẽ dần dần khô đi. Chính vì vậy loại bệnh này khó phát hiện hơn.

Biện pháp phòng trừ

Có thể sử dụng MiG-29 và Siêu đồng để trị bệnh lở cổ rễ ở trên cây cà chua. Nên dọn dẹp khu đất trồng, nhổ bỏ những cây đã bị bệnh nặng để tránh lây lan ra những khu vực lân cận. Chỉ nên sử dụng phân hữu cơ và hạn chế bón nhiều phân đạm.

Các côn trùng thường gây bệnh ở cây cà chua

Bọ trĩ hại cà chua

Đặc điểm

Bọ trĩ có kích thước 1 – 2mm, màu vàng đậm hoặc nâu đen. Đuôi cánh hẹp và bị thắt lại ở phần giữa. Chúng có thể sống đến 3 tuần ở điều kiện mát mẻ. Khi gặp ánh mặt trời chúng thường có xu hướng ẩn nấp.

Triệu chứng

Do bị bọ trĩ hút chất dinh dưỡng trong lá nên cây rất khó phát triển. Lá bị hút chất sẽ ít xanh hoặc chuyển thành màu sáng bạc, biến dạng. Cả lá và quả đều có thể chuyển đen khi cây đã bệnh nặng và nấm bồ hóng phát triển. 

Biện pháp phòng ngừa và điều trị

Để phòng ngừa bọ trĩ gây hại cho cà chua, nhà vườn nên trồng xen canh, luân phiên cây trồng để giảm bớt nguy cơ. Những loại thiên địch như bọ rùa, bọ xít,… đều thích ăn bọ trĩ và không gây hại đến cây trồng. Trước khi canh tác, bạn nên chọn giống trồng tốt, được diệt khuẩn và kháng bệnh tốt.

Do bọ trĩ có khả năng kháng thuốc cao. Nên khi cây nhiễm bệnh, bạn có thể thay đổi thường xuyên các loại thuốc sau để tăng khả năng hiệu quả. Regent 800WG, Cyperan 5EC – 10EC, Polytrin 440EC,Admire, Abamectin, Selecron 500EC,… 

Nhện đỏ hại cà chua

Đặc điểm

Kích thước nhện đỏ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,3 – 0,4mm và có 8 chân. Khi nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm đen màu đậm bên trong. Chúng thường sống dưới mặt lá hoặc các đọt non. 

Triệu chứng

Trên lá sẽ xuất hiện những vết lấm tấm giống bụi cám do bị nhện đỏ chích hút nhựa. Khi nhìn kỹ sẽ thấy lớp tơ mỏng. Phần lá dần dần sẽ phồng rộp, vàng thô cứng và sau cùng là khô và rụng. Quả cà chua cũng sẽ bị vàng, sạm màu và nứt nẻ. Khi cây bệnh nặng, cành cũng trở nên khô héo và không còn khả năng sinh trưởng.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị

Nhà vườn nên áp dụng những biện pháp canh tác và kỹ thuật chăm sóc hợp lý như: bón phân đầy đủ và cân đối, tỉa bớt cành để cây thông thoáng, giữ ẩm cho cây trong mùa khô nóng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng biện pháp sinh học tự nhiên hoặc biện pháp hóa học để khắc phục bệnh.

Khi nhện đỏ hại cà chua xuất hiện, nhà vườn nên tưới phun sương thường xuyên. Có thể dùng bột để bết dính chân nhện đỏ và làm bít lỗ thở của chúng. Tinh dầu bạc hà, dầu ăn, dầu khoáng,… là những nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để tiêu diệt nhện đỏ ở quy mô nhỏ.

Lý do cà chua ra hoa không đậu quả không ra quả

Hiện có 2 tác nhân chủ yếu được cho là nguyên nhân của việc cà chua ra hoa nhưng không đậu quả đó là: Hoa không thể thụ phấn và rụng hoa trong quá trình phát triển.

Cà chua ra hoa không đậu quả

Hoa không thụ phấn được:

Cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea là loại cây có hoa lưỡng tính, bởi vậy mà dù không có các tác nhân như côn trùng, ong, bướm, chim chóc hay gió thì hoa vẫn có thể tự thụ phấn và kết quả. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ phấn của hoa.

Ngoài ra có một vấn đề mà ít nhà nông nào để ý đó là việc tưới tiêu. Tưới nước nhiều có thể gây tăng độ ẩm, và độ ẩm quá nhiều phần nào đó khiến cho phấn hoa khó tiếp xúc với nhụy.

Cà chua ra hoa không đậu quả

Rụng hoa khi chưa kịp đậu quả:

Đây là điều khá phổ biến với những vườn ngoài trời, bởi lẽ khi hoa cà chua phát triển thường khá mỏng manh, trong trường hợp có mưa to, gió lớn, rất dễ dẫn đến việc hoa cà chua bị rụng mà chưa kịp đậu quả.

Ngoài ra nhiệt độ cao, nắng gắt trong thời gian dài cũng dễ khiến đài hoa khô héo, dễ rụng. Nhà nông tưới nước bằng vòi phun khả năng cao sẽ làm hoa cà chua lung lay và rụng, từ đó khiến cây dù nhiều hoa nhưng không thể kết quả.

Một số loại sâu bệnh có khả năng khiến hoa khô héo và dễ rụng.

Phương pháp khắc phục

Để hạn chế tối đa việc cây cà chua ra hoa nhưng không đậu quả bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Lắc nhẹ cây vào mỗi buổi sáng đê phấn hoa dễ dàng rơi và nhụy
  • Sử dụng tăm bông khều nhẹ vào từng nhị hoa, sau đó chấm vào nhụy để thụ phấn trực tiếp cho cây
  • Tưới nước vừa đủ và cho cây hấp thụ ánh nắng mặt trời để tạo độ ẩm phù hợp
  • Tỉa bớt lá cành để giúp tăng khả năng thụ phấn cho hoa
  • Nếu phát hiện dấu hiệu của sâu bệnh hoặc côn trùng gây hại nhanh chóng có biện pháp xử lý
  • Áp dụng công nghệ cao vào quá trình trồng nhằm tăng khả năng đậu quả cho cây
Cà chua ra hoa không đậu quả

Mua Cà Cherry tại đây

[products ids="7359,7358,7427" columns="3"]

Nông nghiệp công nghệ cao – Giải pháp tối ưu trong trồng trọt 

Giải pháp nông nghiệp thông minh HiFarm hiện là một trong những giải pháp tối ưu nhất để phòng ngừa các bệnh thường gặp ở cây cà chua. Hãy cùng HiFarm tìm hiểu xem giải pháp này hỗ trợ nhà vườn những gì nhé!

  • Cây trồng được canh tác trong một hệ thống khép kín, cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Giúp bảo vệ khu vườn triệt để trước sâu bệnh, nấm, vi khuẩn và những tác nhân xấu từ môi trường.
  • Hệ thống tự động hỗ trợ chăm sóc cây trồng phù hợp theo từng giai đoạn được cài đặt trước (lượng nước tưới, độ ẩm, độ pH, EC,…)
bệnh thường gặp ở cây cà chua
  • HiFarm hỗ trợ giống tốt nhất, kháng bệnh và chất lượng cao.
  • Có hệ thống đo đạc chi tiết và được cập nhật liên tục để chủ vườn tiện theo dõi và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
  • Thiết lập nhiều chế độ pha dưỡng chất cho từng loại cây theo nhiều khu vực khác nhau
  • Theo dõi và điều khiển mọi hoạt động tại vườn thông qua smartphone mà không cần có mặt 24/24.
  • Nguồn nước được kiểm định và xử lý an toàn trước khi đưa vào canh tác. Hệ thống nhỏ giọt giúp cung cấp đủ lượng nước cho cây nhưng không gây tồn động, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Tạm kết

Nhờ những tính năng vượt trội, giải pháp công nghệ cao HiFarm có khả năng nâng cao chất lượng cây trồng, tăng sản lượng, không chịu ảnh hưởng từ môi trường như nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm,… Không chỉ vậy, với giải pháp này, bạn không cần lo lắng về các bệnh thường gặp ở cây cà chua như kể trên. Vì giải pháp sẽ giúp bạn dễ dàng phòng tránh được sâu bệnh mà không cần sử dụng hóa chất, đảm bảo an toàn cho nông sản. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Giải pháp nông nghiệp thông minh HiFarm

– HiFarm –