Mức sống ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi, nông sản sạch cũng ngày càng tăng cao. Để củng cố thêm niềm tin cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các chứng nhận nông sản sạch đã ra đời. Hôm nay HiFarm sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về chứng nhận về thực phẩm sạch. Nông sản hữu cơ đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhé!
Mục lục:
Tiêu chuẩn thực phẩm sạch là gì
Khi canh tác nông sản theo các tiêu chuẩn nhất định về sản xuất sạch, an toàn như hạn chế lượng thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích có hàm lượng độc tố,… người sản xuất sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Và lúc này đơn vị sản xuất đã đủ điều kiện để dán nhãn nông sản sạch lên sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường. Điều này sẽ giúp tạo lòng tin cho khách hàng mua sắm hơn so với những mặt hàng khác.
Chứng nhận nông sản sạch theo tiêu chuẩn Gap – Thực hành nông nghiệp tốt
Tiêu chuẩn GAP là gì? GAP được viết tắt bởi từ Good Agricultural Practices, có nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đây là những phương pháp cụ thể được áp dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm nhằm đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Mỗi quốc gia thường sẽ có một bộ tiêu chuẩn khác nhau.
Người làm nông nghiệp phải trải qua quy trình giám sát nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm từ lúc chuẩn bị, sản xuất cho đến lúc thu hoạch và đóng gói.
Tiêu chuẩn VietGap
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP vào năm 2008. Tiêu chuẩn này dựa trên tình hình thực tế Việt Nam. Gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức/cá nhân sản xuất, thu hoạch và sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng. Đảm bảo sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường. Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên ASEANGAP và các tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới.
Có 3 nhóm sản phẩm chính là thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. Tùy theo mỗi loại sản phẩm mà sẽ có những quy định về tiêu chuẩn riêng.
Tiêu chuẩn Global GAP
Tên đầy đủ là Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Đây là bộ tiêu chuẩn toàn cầu với hơn 80 quốc gia xem xét và đặt ra. GlobalGAP có tổng cộng 252 tiêu chí kiểm soát. Trong đó có hơn 36 tiêu chí cần tuân thủ 100%. 127 tiêu chí có thể tuân thủ ở mức 95%. Các tiêu chí còn lại được khuyến nghị nên thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, người sản xuất đều phải ghi chép lại tất cả. Nhằm mục đích khi có sự cố xảy ra như ngộ độc hay lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép. Có thể truy xuất lại để tìm nguyên nhân.
Chứng nhận nông sản sạch theo tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ
Sản phẩm đạt chuẩn thực phẩm hữu cơ phải bảo đảm nguyên liệu sản xuất đều là hữu cơ. Tiêu chuẩn này nhằm loại bỏ cây con, con giống biến đổi gen, các loại phân bón, thức ăn hoặc thuốc hóa học.
Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ của Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chuẩn dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như CODEX, IFOAM,… Đồng thời được tham khảo từ các tiêu chí của Mỹ, EU, Nhật hoặc các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines,…
Tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ – USDA ORGANIC
Tiêu chuẩn USDA Organic là chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Và được xem là chứng nhận khó nhất khi phải trải qua nhiều điều kiện nghiêm ngặt. Sản phẩm hữu cơ đạt chứng nhận USDA có nhiều cấp bậc. Tuy nhiên để có được logo USDA trên tem sản phẩm thì sản phẩm phải chứa từ 95% – 100% nguyên liệu hữu cơ.
Tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật – JAS ORGANIC
Tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản gồm hai phần:
- Hệ thống JAS: Các sản phẩm sẽ được dán nhãn JAS sau khi vượt qua sự kiểm tra nghiêm ngặt dựa trên các tiêu chuẩn.
- Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng: Nhằm yêu cầu các nhà sản xuất phải dán nhãn phù hợp với tiêu chí của từng sản phẩm
Tiêu chuẩn hữu cơ EU ORGANIC FARMING
Tiêu chuẩn EU Organic Farming có giá trị trên 57 quốc gia. Sản phẩm đạt chứng nhận không chỉ có giá trị trong nước mà còn được công nhận ở Mỹ, EU và hầu hết các nước trên thế giới.
Chứng nhận nông sản sạch theo tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm và là tiêu chuẩn quốc tế được nhiều quốc gia chấp nhận. Các tiêu chuẩn ISO giúp cho tổ chức hoạt động phát triển bền vững. Đảm bảo sản phẩm đầu ra đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng và độ an toàn.
Tiêu chuẩn HACCP
HACCP là viết tắt của từ Hazard Analysis and Critical Control Points. Được dịch ra tiếng việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Đây là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003. Và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008.
So sánh ISO 22000 VÀ HACCP
ISO 22000 được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của HACCP. Các yêu cầu trong HACCP đều được đề cập trong ISO 22000 và chỉ có thêm vài điểm khác biệt.
Điểm tương đồng
- Mục đích: đều giúp doanh nghiệp kiểm soát các mối nguy từ quy trình sản xuất. Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.
- Đối tượng áp dụng: Mọi doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm
- Nguyên tắc áp dụng: Cần đáp ứng 7 nguyên tắc do Ủy ban CODEX quy định.
- Có các quy trình bắt buộc: Gồm thi công khu vực sản xuất, sử dụng thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, khử trùng,…
Điểm khác nhau
- Cấu trúc nội dung: Tiêu chuẩn ISO 22000 có cấu trúc và nội dung gần giống với ISO 9001. Và ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP.
- Nguồn gốc: ISO do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành. HACCP được phát triển bởi công ty Pillsbury.
- Các bước áp dụng: ISO 22000 và HACCP có các bước áp dụng cũng như triển khai khác nhau.
Ứng dụng giải pháp công nghệ cao vào sản xuất
Việc áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt là một bước quan trọng giúp rút ngắn con đường đạt đến các chứng nhận về nông sản sạch.
Cây trồng sẽ được “cách ly” khỏi thời tiết và các vấn đề về môi trường. Nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng nhiễm bệnh ở cây. Không cần sử dụng những chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… Không chỉ vậy, lượng nước hay các chất dinh dưỡng đúng EC, PH cũng được xem xét cẩn thận và thiết lập phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
Các quy trình đều được quản lý nghiêm ngặt, tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã được đề ra nên dễ dàng tiếp cận đến các chứng nhận trong và ngoài nước.
KẾT LẠI
Hy vọng qua bài viết về các chứng nhận nông sản sạch mà HiFarm chia sẻ. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các tiêu chuẩn nông sản sạch cũng như các chứng chỉ trong và ngoài nước. Khi có nhu cầu mua nông sản sạch hoặc muốn áp dụng giải pháp công nghệ thông minh vào canh tác, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với HiFarm bạn nhé!