Chứng nhận GlobalGAP được xem là một tiêu chuẩn đáng tin cậy trong việc chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn gốc thực phẩm.
Nông sản HiFarm có chất lượng cao, đã đạt 100% tiêu chuẩn Vietgap và đang trên đường chinh phục đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Hãy cùng theo dõi HiFarm để biết thêm thông tin về chứng nhận GlobalGAP nhé!
Mục lục:
GlobalGAP là gì?
GlobalGAP có tên đầy đủ là Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Đây là một chứng nhận toàn cầu với hơn 80 Quốc gia xem xét và đặt ra. GlobalGAP chính là tiêu chuẩn chung trong sản xuất nông nghiệp. Bao gồm 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Theo đó, các nhà sản xuất phải có hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt quá trình. Bắt đầu từ khâu chuẩn bị, canh tác cho đến thu hoạch, chế biến là tồn trữ. Ví dụ như khi trồng trọt, đất phải đảm bảo là đất sạch, nước tưới không được là nước giếng bẩn. Hay giống cây trồng, giống vật nuôi phải đảm bảo sạch bệnh để đảm bảo chất lượng, năng suất. Ngoài ra bất kể loại phân bón thực vật hay thức ăn cho động vật được sử dụng đều phải nằm trong danh mục cho phép và có liều lượng, nguồn gốc rõ ràng.
Mục tiêu và ý nghĩa của tiêu chuẩn GlobalGAP
Điều cơ bản nhất của chứng nhận GlobalGAP là an toàn thực phẩm. Và hiểu được hành trình sản xuất của sản phẩm thông qua truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Những vấn đề khác như sức khỏe phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời được nói đến.
Các nông sản đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nghĩa là được thừa nhận chất lượng sản phẩm trên toàn cầu. Để làm được điều đó, các mặt hàng nông sản phải trải qua hệ thống kiểm soát thực thi nghiêm ngặt, và cũng phải tốn thêm một khoản chi phí. Các sản phẩm đạt chứng nhận có thể dễ dàng lưu thông khắp mọi thị trường. Tại một số nước, sản phẩm đạt chứng nhận này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn những sản phẩm cùng loại nhưng không đạt chuẩn.
Lợi ích của Chứng nhận GlobalGAP đối với doanh nghiệp
- Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn và chất lượng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Chứng minh với khách hàng về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, tạo độ tin cậy để thúc đẩy khách hàng tiếp tục mua hàng.
- Giảm rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp khi đưa những sản phẩm có vấn đề về an toàn thực phẩm vào thị trường.
- Tăng cường hiệu quả của các quy trình và hoạt động quản lý nông trại. Cũng như nắm bắt tình hình về đường đi của sản phẩm.
- Nâng cao ý thức người sản xuất trong việc tạo ra sản phẩm tốt, bảo vệ môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủy sản theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt là dễ dàng được chấp nhận ở những thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…
Lợi ích của Chứng nhận GlobalGAP đối với người tiêu dùng
- Có thể kiểm tra được nguồn gốc sản phẩm và nơi sản xuất một cách rõ ràng, chính xác và nhanh chóng.
- Dễ dàng mua được những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng tốt và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.
Các bước thực hiện để đạt chứng nhận GlobalGAP
Có 5 bước để chứng nhận GlobalGAP
- Chuẩn bị tài liệu và danh mục kiểm tra về tiêu chuẩn chứng nhận GlobalGAP cho các sản phẩm chứng nhận hoặc truy cập vào liên kết tại website của GlobalGAP.
- So sánh đề xuất được đưa ra bởi các đơn vị cấp chứng nhận tại quốc gia của bạn. Đăng ký với đơn vị bạn chọn và chứng nhận GlobalGAP.
- Tiến hành tự đánh giá dựa trên danh mục kiểm tra và điều chỉnh những điểm nào trang trại chưa đáp ứng để phù hợp với tiêu chuẩn GLOBALGAP. Chuyên gia tư vấn được đào tạo và cấp phép của GlobalGAP có thể hỗ trợ bạn trong quy trình chuẩn bị thủ tục và hồ sơ đánh giá.
- Xếp lịch hẹn với đơn vị cấp chứng nhận đã được phê duyệt bởi GlobalGAP mà bạn đã chọn. Sau đó, một chuyên gia đánh giá sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra lần đầu tại trang trại.
- Khi đã hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của GlobalGAP. Bạn sẽ nhận được chứng nhận GlobalGAP có hiệu lực trong vòng 1 năm.
Điều kiện để đạt GlobalGAP
- Độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.
- Thích hợp với môi trường (bao gồm sự đa dạng sinh học).
- Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất.
- Cách thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi.
- Các tiêu chuẩn về “Quản lý cây trồng tổng hợp” (ICM). “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Hệ thống quản lý chất lượng” (QMS). Và “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).
- Một trong các mục tiêu chính của tiêu chuẩn Global GAP là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón khi canh tác. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường.
Hồ sơ và chi phí đăng ký chứng nhận GlobalGAP
- Chi phí đáp ứng: từng nông trại có các điều kiện khác nhau. Do đó tùy theo từng trường hợp cụ thể mà nhà sản xuất cần phải đầu tư để cải tiến các chính sách, quy trình và trang thiết bị hiện có để phù hợp với các tiêu chuẩn của chứng nhận GlobalGAP.
- Phí đăng ký cần trả cho cơ quan chứng nhận GlobalGAP.
- Đối với các sản phẩm cây trồng: phí đăng phí được tính theo từng Hecta diện tích sản xuất. Lưu ý: Chi phí khác nhau tùy theo quy mô, loại hình doanh nghiệp, số lượng sản phẩm … của từng nông trại.
- Đối với chăn nuôi và thủy sản: phí được tính theo số tấn thịt hoặc sản phẩm giết mổ
- Phí dịch vụ dành cho cơ quan chứng nhận GlobalGAP.
Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, việc các đơn vị trong lĩnh vực nông nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này là điều cần thiết. Chứng nhận GlobalGAP giúp sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, dễ dàng lưu hành ở các thị trường trên thế giới.
– HiFarm –