Chứng nhận ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế, được công nhận và có giá trị toàn cầu. Các tiêu chuẩn ISO giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững. Giúp các doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng với chất lượng đồng đều.
HiFarm đang ứng dụng hệ thống công nghệ cao vào nền nông nghiệp. Và tất cả các nông sản đều đạt chuẩn 100% chứng nhận VietGAP. Trong thời gian sắp tới, HiFarm sẽ tiến tới chứng nhận ISO, sau đây hãy cùng theo HiFarm để biết ISO là gì nhé !
Mục lục:
Chứng nhận ISO là gì?
ISO 22000 là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức trong chuỗi thực phẩm, trang trại đến bàn ăn. Việc được chứng nhận ISO 22000 cho phép một công ty cho khách hàng của họ thấy rằng họ có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ. Phát triển các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.
Khái quát tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 là quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Kết hợp các yếu tố quan trọng đã được công nhận. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong lúc quy trình chế biến cho đến tay người tiêu dùng.
Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000 gọi là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food safety management systems). Chứng nhận ISO 22000 là thực hiện đánh giá việc xây dựng, áp dụng và cải tiến trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp…
Vì sao doanh nghiệp cần đạt chứng chỉ ISO 22000
Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội. Và nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu của mọi người trên toàn thế giới.
Khi con người sử dụng những thực phẩm không an toàn có thể đánh đổi bằng sức khỏe của mình. Các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt sâu bọ, chất tạo màu, urem chì,… Đây là những tác hại gây nhiều loại bệnh như ngộ độc, ung thư, thậm chí tử vong.
Chính vì vậy luật an toàn thực phẩm ra đời và đưa ra các quy định chi tiết. Nhằm quản lý và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng .
Lý do doanh nghiệp cần chứng nhận 22000 là gì?
- Nếu các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000. Sẽ không cần phải có giấy chứng chỉ cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giải quyết được các rủi ro, nguy cơ về an toàn thực phẩm ảnh hưởng tới mục tiêu của tổ chức.
- Giúp tổ chức đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh cho đúng quy trình đã đặt ra. Một hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO được thiết kế tốt và có hiệu quả. Sẽ đưa công ty doanh nghiệp của bạn tới con đường thành công.
Đối tượng cần được chứng nhận ISO 22000
Chứng nhận ISO 22000 đưa ra các yêu cầu chung cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi thực phẩm. Không phân biệt quy mô lớn nhỏ, áp dụng cho cả tổ chức hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp.
Một số đối tượng nên áp dụng
- Trang trại chuyên chăm nuôi gia súc, gia cầm.
- Nông trại chuyên trồng trọt
- Cơ sở sản xuất thức ăn cho người già và trẻ nhỏ.
- Những ngư trường chuyên nuôi và đánh bắt thủy hải sản.
- Các đơn vị thức ăn chăn nuôi.
- Cơ sở sản xuất và chế biến đồ tươi sống như thịt, trứng, sữa và rau củ quả ….
- Các cơ sở sản xuất chuyên cung cấp nước có giải khát như: nước khoáng, nước ngọt, nước có cồn…
- Nhà hàng, cửa hàng bán đồ ăn nhanh, khách sạn …
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi …
Điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 22000
ISO 22000 yêu cầu bạn xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để được cấp chứng nhận, đơn vị sản xuất cần đáp ứng 3 điều kiện sau
Áp dụng hình thức tiêu chuẩn 22000
Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng hình thức tiêu chuẩn 22000 trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Mỗi doanh nghiệp sẽ cho những quá trình triển khai và áp dụng tiêu chuẩn khác nhau tùy vào quy mô, phạm vi hay số lượng sản phẩm.
Điều kiện này bao gồm: Xác định số lượng và phạm vi hoạt động. Tổ chức cuộc họp lãnh đạo về việc cam kết sẽ đảm bảo ứng dụng tiêu chuẩn ISO. Kiểm tra nguồn nhân lực tham gia trong việc quản lý an toàn thực phẩm. Tiến hành thực hiện và đánh giá kết quả. Đưa ra các hình thức phù hợp mới nhất và khắc phục những khuyết điểm.
Đăng ký cấp chứng chỉ ISO 22000
Đăng ký chứng chỉ ISO tại tổ chức ISOCERT, sau khi đăng ký thì tổ chức sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an thực phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000.
Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng chỉ ISO 22000.
Duy trì hệ thống quản lý và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO
Duy trì thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000 và hiệu lực của giấy chứng chỉ.
Sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
Chứng nhận ISO có hiệu lực bao lâu?
Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO là kể từ ngày cấp cho tới ngày hết hiệu lực. Có giá trị pháp lý bắt buộc doanh nghiệp phải thi hành thì chứng nhận ISO mới có giá trị .
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tối thiểu là 12 tháng/lần.
Trường hợp nào giấy chứng nhận bị thu hồi
Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bị thu hồi giấy chứng chỉ ISO trong các trường hợp sau:
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
- Cho thuê, mượn giấy chứng nhận.
- Tự ý sửa đổi nội dung .
- Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chi phí chứng nhận ISO 22000
Tổ chức sẽ tính theo chi phí chứng nhận ISO cho các cuộc đánh giá của họ. Những chi phí đó sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, và số lượng sản phẩm.
Quy trình chứng nhận ISO cho doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đăng ký chứng chỉ ISO với tổ chức uy tín.
- Xem xét hợp đồng và đánh giá các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000.
- Có 2 giai đoạn đánh giá, giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
- Đánh giá và thẩm xét hồ sơ của các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO.
- Sau khi đánh giá và các doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn ISO 22000 thì cấp giấy chứng nhận ISO có hiệu lực là 3 năm.
- Kiểm tra định kì và đánh giá để duy trì thời hạn hiệu lực cho giấy chứng nhận ISO.
Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 22000 là quy định yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Kết hợp các yếu tố quan trọng đã được thừa nhận chung. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm cho tới điểm tiêu thụ cuối cùng.
– HiFarm –