Điều đặc biệt trên mâm cỗ Tết miền Nam

Theo quan niệm dân gian, dưa hấu, canh khổ qua, lạp xưởng là những món ăn mang lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra những món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết phương Nam là bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt và thịt kho hột vịt. Mỗi gia đình lại biến tấu thêm các món ăn ngày Tết khác như gà xé phay, tôm khô củ kiệu… Cùng HiFarm tìm hiểu nhé

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Người miền Nam chân chất, thật thà lại phóng khoáng và thân thương. Trong phong cách sống của người miền Nam không bị ảnh hưởng bởi lễ nghi, tập tục cho nên họ cũng không quá khắt khe trong việc bày biện mâm cúng. 

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam tuy không quá cầu kỳ nhưng cũng rất đủ đầy và phong phú. Do thiên nhiên, đặc sản đa dạng mà trên mâm cỗ có rất nhiều những món ngon cũng như các loại trái cây vô cùng hấp dẫn.

Những món ăn trên mâm cỗ của người miền Nam có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt,..cùng hòa quyện, khiến ai ăn hoài cũng không thấy ngán. Chính sự đặc biệt này mà khiến cho nhiều người ở xa phải nhớ hoài không thôi.

Mâm cỗ Tết của miền Nam có gì khác so với miền Bắc và miền Trung?

Miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc có khá nhiều nguyên tắc và giữ gìn được nét truyền thống rất xưa. Người miền Bắc rất chú trọng đến sự hài hòa về cả hình thức lẫn gia vị của món ăn. Do đó mà cách nấu ăn và trình bày cũng cầu kỳ hơn những vùng miền khác. 

Trong bữa cơm ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu món bánh chưng xanh và gà luộc rắc lá chanh ăn kèm xôi. Tiếp đến là thịt đông, dưa hành. Các món ăn kèm bao gồm giò lụa, nem rán, cải chua, nộm…Bên cạnh đó, món nước có giò heo hầm măng và lưỡi heo, miến lòng gà…

Miền Trung

Còn đối với mâm cỗ Tết miền Trung, do đặc trưng địa lý nên thường sẽ có các món mặn, có thể bảo quản được lâu. Đặc trưng sẽ là các món biển như tôm, cá…Mâm cỗ miền Trung cũng rất đa dạng, tươm tất và trang trọng. Thể hiện được mong ước một năm mới sung túc và đầy đủ.

Mâm cỗ miền Trung sẽ có những món như bánh chưng hay bánh tét, tôm rim, thịt kho tàu, gà, thịt ngâm mắm, nem,… Bên cạnh đó còn có những món ăn mộc mạc như măng xào thịt, giá xào, mít trộn… Các món cuốn cũng không thể thiếu, chẳng hạn như ram cuốn; thịt luộc, nem lụi, cá hấp, cuốn bánh tráng ăn kèm rau sống, bún tươi…

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Miền Nam

So với miền Bắc, mâm cỗ Tết miền Nam lại không nhiều nguyên tắc và chuẩn mực như thế. Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết thường được bài trí đơn giản và không mấy cầu kì. Người miền Nam sẽ làm mâm cúng theo đúng điều kiện gia cảnh của mỗi gia đình, không nhất thiết phải có quá nhiều món ăn.

Miền Nam cũng giống như miền Trung, trong mâm cỗ Tết truyền thống sẽ có bánh Tết đặc trưng. Tuy nhiên, phần nhân của bánh Tết miền Nam rất đa dạng gồm nhiều loại nhân như nhân thập cẩm xá xíu, đậu xanh thịt mỡ hay lòng đỏ trứng muối,… 

Khám phá những món ăn trong mâm cỗ Tết

Canh khổ qua

Người miền Nam quan niệm canh khổ qua giúp xua đi những khổ cực của năm cũ, chào đón năm mới tốt lành, hạnh phúc. Món canh đơn giản với khổ qua nguyên trái làm sạch bỏ ruột, nhân bên trong là thịt heo xay nhuyễn, có thể trộn với chả cá để tăng độ dai, thêm nấm mèo thái sợi và hành lá. Món canh ngon khi khổ qua không quá đắng và nước dùng thanh ngọt.

Thịt kho tàu

Điều đặc biệt trên mâm cỗ Tết miền Nam

Thịt kho tàu là món ăn phổ biến, thường xuất hiện trong các mâm cổ ngày Tết. Đầu bếp Trần Ngọc Sang lý giải, dân gian cho rằng món thịt kho hột vịt với miếng thịt vuông, quả trứng tròn tượng trưng cho trời đất tròn vuông, năm mới trọn vẹn, đầy đủ.

Từ 29, 30 tháng Chạp, các dì các mẹ đã đi chợ, chọn mua miếng thịt ba rọi ngon, chục trứng vịt và dừa tươi nấu nồi thịt kho tàu để cúng bái tổ tiên. Món ăn đậm đà, thơm ngon có thể ăn trong nhiều ngày, tiết kiệm thời gian nấu nướng, lại đưa cơm với các món dưa, nên được nhiều người yêu thích.

Gà luộc

Mâm cúng ngày Tết ở các gia đình dường như không thể thiếu gà luộc. Gà trống nguyên con phải được buộc cánh tiên khi luộc, khi chín da vàng bóng, không nứt. Gà sau khi cúng xong có thể xé nhỏ trộn gỏi, hoặc cắt miếng chấm muối ớt lá chanh.

Bánh tét là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết

Bánh tét như một thức quà truyền thống gợi nhớ cội nguồn mỗi dịp xuân về, luôn có mặt trong các lễ tục cúng tổ tiên. Món bánh thơm ngon với phần vỏ nếp dẻo, nhân đậu xanh béo mềm và thịt mỡ mặn mà. Cùng thành viên trong gia đình gói bánh, luộc bánh, chờ bánh chín, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp của ngày Tết đoàn viên.

Dưa chua

Điều đặc biệt trên mâm cỗ Tết miền Nam

Để các món ăn nhiều thịt mỡ bớt ngán trong ngày Tết, các gia đình thường thêm món dưa chua ngâm ăn kèm. Người miền Nam hay dùng củ kiệu làm sạch, ngâm dấm chua, ăn với tôm khô hoặc thịt kho tàu.

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây quen thuộc trên bàn thờ gia tiên, mâm cúng Tết. Nhiều người tin rằng dưa hấu là một quẻ bói đầu năm, nếu bạn có trái dưa hấu ruột đặc, đỏ tươi, mọng nước và ngọt lịm thì đó là báo hiệu một năm may mắn. Ngoài ra đây cũng là loại trái cây nhiều chất xơ, vitamin bổ sung cho cơ thể trong những bữa cơm nhiều đạm ngày Tết.

Điều đặc biệt trên mâm cỗ Tết miền Nam

Mứt Tết là cái tên quen thuộc trong mâm cỗ Tết của mỗi gia đình

Ngoài mâm cơm, người miền Nam hội họp, ăn uống tiếp chuyện họ hàng, bạn bè không thể thiếu dĩa mứt, tách trà. Mứt Tết được làm từ nhiều loại trái cây, rau củ, đa dạng mùi vị, màu sắc và hương thơm. Dĩa mứt ngọt bên tách trà nóng cũng thể hiện mong ước một năm ngọt ngào, đầm ấm, hạnh phúc của gia chủ.

Điều đặc biệt trên mâm cỗ Tết miền Nam