Không nên uống nước dừa vào những thời điểm này để tránh hệ lụy với sức khỏe

Nước dừa là một thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời điểm để uống nước dừa cũng có thể ảnh hưởng tới tác dụng của món đồ uống này. Cùng HiFarm tìm hiểu nhé!

Nước dừa được nhiều người coi là một thức uống kỳ diệu. Nó là một trong những loại nước giải khát tốt nhất trong mùa hè và cũng được dùng như một thức uống thể thao tự nhiên mạnh mẽ để tăng cường năng lượng tức thì. Nước dừa có hàm lượng calo thấp và chứa các enzyme, khoáng chất tự nhiên như kali. Không những thế, nước dừa có vị ngọt thanh và mùi thơm nhẹ, rất hấp dẫn.

Không nên uống nước dừa khi nào?

Mặc dù là một thức uống rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải thời điểm nào và bất kỳ ai uống nước dừa cũng phát huy được tác dụng của nó, thậm chí uống sai còn gây ra một số tình trạng như đầy bụng, khó tiêu. Dưới đây là một số thời điểm cũng như trường hợp không nên uống nước dừa.

Ngay sau khi đi nắng về

Ngay khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về, bạn không nên uống nước dừa vì dễ gây trúng gió. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

Ngay sau khi luyện tập thể thao

Sau khi bạn vừa luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc, cơ thể vẫn còn đang mệt mỏi, bạn không nên uống nước dừa ngay lập tức. Nếu uống vào lúc này sẽ khiến chân tay buồn rũ, giảm sự dẻo dai, nhanh nhạy.

Buổi tối

Uống nước dừa buổi tối dễ khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng. Nếu muốn uống buổi tối, tốt nhất nên uống ít, uống từng ngụm nhỏ từ từ.

Không nên uống nước dừa vào những thời điểm này để tránh hệ lụy với sức khỏe
Không nên uống quá nhiều nước dừa vào buổi tối.

Người thể trạng yếu hoặc đang bị tiêu chảy

Nếu bạn đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thể trạng yếu cũng không nên uống nước dừa. Nước dừa có tính mát sẽ khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn.

Bà bầu 3 tháng đầu

Nước dừa vốn là thức uống tốt cho bà bầu vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên bà bầu trong 3 tháng đầu không nên uống bởi dễ khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Uống nước dừa vào thời điểm nào?

Mặc dù việc nhâm nhi nước dừa tươi bất cứ lúc nào trong ngày đều rất tốt, nhưng uống đúng thời điểm chắc chắn có thể nhân đôi lợi ích sức khỏe mà bạn có thể nhận được. Dưới đây là những thời điểm tốt nhất.

Buổi sáng hoặc trưa

Để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, bạn nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Uống thời điểm này sẽ tận dụng tối đa lượng vitamin và khoáng chất có trong nước dừa. Nước dừa cũng bổ sung lượng nước giúp bạn làm việc, học tập hiệu quả hơn.

Trước và sau khi luyện tập thể thao, lao động nặng nhọc 30 phút

Trước khi luyện tập thể thao hay lao động nặng, bạn có thể uống một ly nước dừa trước khoảng 30 phút. Bằng cách này sẽ giúp bạn dẻo dai, bền sức hơn. Sau khi tập luyện khoảng 30 phút, bạn nên nhâm nhi nước dừa bằng cách uống từng ngụm nhỏ. Lúc này nước dừa giúp bổ sung các chất điện giải bị mất trong buổi tập căng thẳng.

Bên cạnh đó, uống nước dừa giúp chống lại mệt mỏi và kiệt sức sau khi làm việc nặng.

Trước và sau bữa ăn

Không nên uống nước dừa vào những thời điểm này để tránh hệ lụy với sức khỏe
Uống nước dừa mỗi ngày, giảm nguy cơ tăng huyết áp

Một cốc nước dừa tươi trước bữa ăn giúp bạn no lâu và do đó, ngăn ngừa việc ăn quá nhiều. Nước dừa chứa ít calo và dễ tiêu, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Nó giúp tiêu hóa nhanh chóng và ngăn ngừa đầy hơi sau bữa ăn. Uống nước dừa thường xuyên cũng giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể của bạn và do đó, giữ cho huyết áp của bạn được kiểm soát và cải thiện các chức năng tiêu hóa.

Trước khi đi ngủ

Hương thơm ngọt ngào và dễ chịu của dừa được biết là có tác dụng tâm lý giúp giảm lo lắng và làm chậm nhịp tim của chúng ta. Hãy nhấm nháp một chút nước dừa trước khi đi ngủ để chống lại căng thẳng và làm dịu tâm trí của bạn. Hơn nữa, uống nước dừa trước khi đi ngủ có thể giúp thải tất cả các chất độc ra ngoài và làm sạch đường tiết niệu, do đó ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề về thận. Lưu ý là để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

Sau khi say

Uống rượu bia sẽ làm cơ thể mất nước, có thể dẫn đến đau đầu và cảm giác buồn nôn vào sáng hôm sau. Nước dừa giúp chống lại cả hai tình trạng này và cũng phục hồi các chất điện giải bị mất làm cho bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Uống nước dừa có tác dụng gì?

Nguồn tốt của một số chất dinh dưỡng

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo, cũng như:

  • Carb: 15 gram
  • Đường: 8 gam
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV
  • Kali: 15% DV

Có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận

Không nên uống nước dừa vào những thời điểm này để tránh hệ lụy với sức khỏe
Nước dừa có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Uống đủ nước rất quan trọng để ngăn ngừa sỏi thận. Mặc dù nước lọc là một lựa chọn tốt, hai nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng nước dừa có thể còn tốt hơn thế.

Sỏi thận được tạo ra khi canxi, oxalat và các hợp chất khác kết hợp với nhau để tạo thành các tinh thể trong nước tiểu. Những tinh thể này sau đó có thể tạo thành những viên đá nhỏ.

Trong một nghiên cứu năm 2013 trên chuột bị sỏi thận, nước dừa đã ngăn chặn các tinh thể dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu. Nó cũng làm giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu.

Trong một nghiên cứu từ năm 2018 với sự tham gia của 8 người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước dừa làm tăng lượng kali; clorua và citrat trong việc tiểu tiện ở những người không bị sỏi thận; có nghĩa là nước dừa có thể giúp đào thải và giữ cho khả năng hình thành sỏi ở mức thấp.

Có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Uống nước dừa có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Trong một nghiên cứu từ năm 2008, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn một chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol. Họ cũng cho một nhóm ăn nước dừa với liều lượng cao (4 ml trên 100 gam trọng lượng cơ thể).

Sau 45 ngày, nhóm uống nước dừa đã giảm mức cholesterol và chất béo trung tính tương tự như tác dụng của một loại thuốc statin được sử dụng để giảm cholesterol.

Tuy nhiên đây là một liều lượng rất cao. Xét ở con người, nó sẽ tương đương với một người nặng 68 kg tiêu thụ 2,7 lít nước dừa mỗi ngày.

Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy rằng; nước dừa cũng có thể có lợi cho việc giảm huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp; nhưng cần phải nghiên cứu thêm về lĩnh vực đó.

Một trong những lý do khiến nước dừa có thể liên quan đến việc giảm huyết áp là hàm lượng kali ấn tượng của nó (500mg kali trong 240ml nước dừa). Kali đã được chứng minh là làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp cao.

Có lợi sau khi tập thể dục kéo dài

Nước dừa có thể là thức uống hoàn hảo để phục hồi quá trình hydrat hóa và bổ sung các chất điện giải bị mất trong quá trình tập luyện.

Chất điện giải là khoáng chất đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể bạn; bao gồm duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Một số chất điện giải quan trọng bao gồm kali, magiê, natri và canxi.

Bởi vì nước dừa chứa các chất điện giải như kali và magiê. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể có lợi hơn nước để bù nước sau khi tập thể dục.

Trên thực tế, một nghiên cứu nhỏ năm 2014 ở Brazil đã phát hiện ra rằng nước dừa cải thiện khả năng tập thể dục tốt hơn so với nước lọc hoặc thức uống thể thao trong một ngày quá nóng nực.