Tết âm lịch là nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam được cha ông ta gìn giữ, phát triển. Đến nay, ngày lễ truyền thống đó vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức. Trong đó phải kể đến bữa cơm tất niên – cơm cuối năm hay là cơm đoàn viên. Có những nơi đặt tiệc tất niên cũng có những nơi tự nấu để dùng trong buổi tiệc tất niên cuối năm. Vậy món ăn tất niên được dùng trong dịp này gồm những món gì? HiFarm sẽ bật mí với bạn đọc trong bài viết sau đây.
Việt Nam được mệnh danh là thiên đường ẩm thực. Với nhiều món ăn là đặc sản của từng tỉnh thành. Một số món ăn đã nổi tiếng trên thế giới như : bún riêu, bún bò huế, gỏi cuốn, phở… Trong đó món ăn tất niên lại mang sắc thái hoàn toàn khác. Chúng mang ý nghĩa nhất định mà mọi gia đình bắt buộc phải chuẩn bị mỗi khi tết đến xuân về. Tuy nhiên, do đặc trưng của từng miền mà mâm cơm cúng cũng có sự khác nhau. Cụ thể
Mục lục:
Món ăn tất niên ở miền Bắc
Mâm cỗ tất niên miền Bắc được chuẩn bị khá cầu kỳ với đầy đủ sắc, hương, vị, sắp xếp theo bố cục nhất định, bắt mắt khi nhìn. Theo quan niệm từ cha ông truyền lại thì khi xếp cỗ phải đủ 4 bát, 4 đĩa. Đĩa thường dùng để bày thịt gà, giò, thịt lợn, nem rán,… Còn bát thì gồm miến nấu, bát bóng, bát chân giò,…
Mỗi món ăn tất niên đại diện cho những ý nghĩa và mong muốn khác nhau. Ví dụ :
- Xôi gấc được làm từ gạo nếp có màu đỏ cầu may mắn
- Bát canh gồm nhiều nguyên liệu rau củ mang ý nghĩa đoàn viên
- Nem rán là món ăn được làm từ nhiều nhân thể hiện sự sung túc
- Thịt lợn đại diện cho cuộc sống ấm lo,….
- Thịt gà luôn có trong mâm cỗ mang ý nghĩa cầu gì được nấy
Đặc biệt mâm cỗ cúng không thể thiếu bánh chưng ăn kèm với hành muối. Đây là nét đẹp truyền thống mà bạn không thể tìm được ở bất cứ quốc gia nào. Để làm được bánh chưng đòi hỏi sự cầu kì và tỉ mỉ của người gói. Do đó mà nó thể hiện sự hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn, sự đùm bọc giữa cong người với cong người.
Món ăn tất niên miền Trung
Mâm cỗ cúng tết của người Trung nấu rất khéo khiến ta nhìn thấy cả sự chắt chiu, san sẻ. Người miền Trung sẽ không nếm mà dựa vào kinh nghiệm của mình để nêm thức ăn. Bàn thờ ông bà không bao giờ thiếu hương khói trong thời gian lễ Tết.
Đặc biệt ngày mồng một người miền Trung sẽ cúng chay. Các món ăn truyền thống miền Trung trong dịp Tết nguyên đán cũng tương tự miền Bắc. Bên cạnh đó hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua… Những món chính như: rau sống, chả ram, canh bún, cơm trắng, đồ xào, thịt kho, cá kho; hoặc thêm cà ri, con gà luộc… được cho vào từng đĩa nhỏ. Ngoài các món dành để cúng, những món còn lại sẽ dùng đãi khách và ăn trong suốt dịp Tết.
- Xem thêm: Điều đặc biệt trên mâm cỗ Tết miền Nam
Mâm cỗ tất niên miền Nam
Món ăn tất niên ở miền Nam lại có sự khác biệt khá lớn so với miền Bắc. Tại sao? Vì thời tiết nơi đây nắng nóng nên mâm cỗ chủ yếu là đồ nguội, không sử dụng đồ nóng.
Thường thì mâm cỗ cúng sẽ gồm:
- Thịt kho tàu đại diện cho niềm hạnh phúc
- Nem rán; đĩa dưa giá
- canh khổ qua nhồi thịt giúp xua tan đi mọi lo lắng, buồn phiền
- Củ kiệu là món ăn đại diện cho tài lộc, sự nghiệp ổn định…
Mỗi món ăn đại diện cho một mong muốn trong năm mới. Do đó nếu bạn hi vọng có một năm sung túc, phát tài phát lộc thì mâm cơm cần phải tươm tất, đầy đủ, bài trí đẹp mắt.
Hiện nay, do nhu cầu về khẩu vị mà các bà nội trợ, chị em phụ nữ cũng có sự thay đổi một số món trong mâm cúng tất niên, làm phong phú thêm sự lựa chọn nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ truyền.
Để có thể chuẩn bị được món ăn tất niên ngon, đẹp đòi hỏi sự kỳ công cũng như sự khéo léo của các bà nội trợ trong gia đình. Hi vọng với bài viết này, HiFarm đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho việc tổ chức tiệc tất niên; cũng như những gợi ý hay cho mâm cơm cúng ngày tết.