Chứng nhận VietGAP đã được bộ NN&NPTNT ban hành năm 2008 và không còn quá xa lạ đối với những người sản xuất nông nghiệp. Tất cả nông sản HiFarm đều đã đạt được chứng nhận này. Nhưng để biết được cụ thể chứng nhận VietGAP là gì? Cũng như tiêu chuẩn và quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam ra sao. Hôm nay hãy cùng HiFarm tìm hiểu nhé!
Mục lục:
Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
Có thể hiểu tiêu chuẩn VietGAP là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này bao gồm 3 lĩnh vực nhỏ lần lượt là VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi và VietGAP thủy sản.
Những lợi ích khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
Lợi ích đối với xã hội
Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi , tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Lợi ích đối với nhà sản xuất
Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.
Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng nhận VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
Lợi ích đối với người tiêu dùng
Mục tiêu của chứng nhận VietGAP chính là cung cấp các sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng. Từ đó người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn, làm thúc đẩy nhu cầu mua sắm.
Các tiêu chí đánh giá đạt chứng nhận VietGAP
Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí
Kỹ thuật sản xuất:
Quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống trồng, chăn nuôi, thức ăn , phân bón cho đến khi thu hoạch.
An toàn thực phẩm:
Nhà sản xuất phải đảm bảo các nông sản không bị nhiễm độc do chất bảo quản và không có hóa chất nhiễm khuẩn từ sản xuất tới khi lưu thông, thành phẩm tới tay người tiêu dùng đảm bảo phải an toàn cho sức khỏe
Môi trường làm việc:
Đất canh tác tốt, đầy đủ nguồn nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
Nguồn gốc sản phẩm:
Cho phép người tiêu dùng dễ dàng xác định được sản phẩm qua quá trình từ nguồn giống đến khi thành phẩm và đưa ra thị trường. Đồng thời qua truy xuất nguồn gốc, người dùng sẽ biết đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp sản xuất.
Tiêu chuẩn VietGAP gồm
- Nhân viên sử dụng phải có hiểu biết và có giám sát bởi các chuyên gia kỹ thuật.
- Điều kiện về đất trồng: đất trồng rau phải là đất cao, dễ thoát nước, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của từng loại rau.
- Hạt giống : tìm giống có nguồn gốc.
- Khu vực trồng rau phải được cách ly với khu vực có chất thải. Đất tuyệt đối không được tồn dư các hóa chất độc hại.
- Điều kiện nước tưới, phân bón, phòng trừ sâu bệnh.
- Thu hoạch và sơ chế: đảm bảo nơi sản xuất và khâu sơ chế phải hợp vệ sinh,từng công đoạn phải được kiểm soát chặt chẽ.
- Có giấy phép đủ điều kiện sản xuất an toàn do sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp.
- Quản lý và xử lý nước thải đúng cách, khu vực trồng rau phải được cách ly với khu vực có chất thải. Đất tuyệt đối không được tồn dư các hóa chất độc hại.
Quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP
Trình tự thực hiện
Thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
Thời hạn không quá 10 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGAP cho nhà sản xuất đủ điều kiện.
Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGAP thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định.
Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.
Chi phí chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP
Chi phí thủ tục làm giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt là một trong những yếu tố mà không ít doanh nghiệp quan tâm khi muốn sử dụng dịch vụ.
Thực tế, rất khó để đưa ra một con số cụ thể bởi chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, sản phẩm thực hiện chứng nhận, phương pháp đánh giá và thử nghiệm mẫu, mà mức chi phí cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.
Nông sản HiFarm đạt chứng nhận VietGAP
HiFarm ra đời với sứ mệnh mang nguồn nông sản sạch đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhờ áp dụng giải pháp nông nghiệp cao, hiện tại những nông sản HiFarm như Dâu New Zealand, Cà Cherry, Dưa Pepino, đều không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong suốt quá trình canh tác, bảo quản và vận chuyển.
Nông sản HiFarm được tổ chức chức nhận đạt chuẩn VietGAP 100%. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng thực phẩm tại HiFarm.
Bạn có thể chọn mua nông sản HiFarm tại : https://thehifarm.com/cua-hang-nong-san-hifarm/
Hiện nay để tránh nhầm lẫn rau không rõ nguồn gốc và rau sạch. Thị trường cần áp dụng mạng lưới thông minh đạt tiêu chuẩn VietGAP vào ngành nông nghiệp. Chứng nhận VietGAP tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thúc đẩy được hàng hóa.
– HiFarm –