Trồng Dưa Lưới Nagami tại nhà đơn giản cùng HiFarm

Dưa lưới không chỉ thu hút người dùng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn vì hàm lượng dưỡng chất cao. Vậy sao bạn không thử trồng dưa lưới ngay trong chính ngôi nhà của mình? Vừa đảm bảo an toàn vừa có thể trang trí cho tổ ấm thêm độc đáo. Và ở bài viết hôm nay, HiFarm sẽ hướng dẫn bạn cách trồng dưa lưới đơn giản bằng thùng xốp. Bắt đầu ngay thôi!

Chuẩn bị trước khi trồng dưa lưới trong thùng xốp

Nên trồng dưa lưới vào tháng mấy?

Việc lựa chọn thời gian thích hợp để bắt đầu gieo trồng dưa lưới là vô cùng cần thiết. Vì điều này có tác động đến năng suất cũng như chất lượng của quả.

Theo các chuyên gia, mỗi năm sẽ có hai vụ dưa lưới. Vụ Xuân bắt đầu từ khoảng tháng 2 – 3 và thu hoạch vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Hoặc gieo trồng vào vụ Thu Đông tháng 8 – 9, thu hoạch vào tháng 11 – 12. 

Tuy nhiên đối với mô hình trồng dưa lưới bằng thùng xốp tại nhà, bạn có thể xen kẽ thêm một vụ nữa vào giữa hai mùa vụ trên.

Bạn cần lưu ý: Dưa lưới là loại cây ưa ấm, chịu lạnh kém. Nên thời tiết lạnh từ tháng 12 đến tháng 1 ở Việt Nam sẽ không thích hợp để trồng loại cây này. Nếu canh tác vào thời gian này, cây sẽ dễ nhiễm sâu bệnh, khó phát triển, quả không hấp thu dinh dưỡng nên nhỏ và không được ngọt.

Chọn hạt giống dưa lưới trong thùng xốp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dưa lưới với đa dạng xuất xứ. Để tăng khả năng thành công cũng như đảm bảo chất lượng quả. Bạn nên chọn những hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, được khử trùng sạch bệnh. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hạt giống dưa lưới phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu của nơi canh tác cũng vô cùng quan trọng.

Bạn nên mua hạt giống ở những địa điểm, cơ sở uy tín. Nên chọn lựa hạt giống F1 thuần chủng để tăng tỉ lệ nảy mầm và cho chất lượng quả tốt.

Vị trí trồng dưa lưới tại nhà

Do là cây ưa nắng ấm, nên bạn cần đặt chậu trồng dưa lưới ở nơi có thể đón được ánh nắng mặt trời. Quả dưa lưới hấp thụ đủ nắng thì mới có thể phát triển và thơm ngon được. Sân thượng hoặc ban công là những địa điểm phù hợp để trồng loại cây này. 

Chuẩn bị chậu trồng dưa lưới

Để đảm bảo diện tích cho cây phát triển toàn diện, bạn nên lựa chọn những chậu trồng hoặc thùng xốp to, có độ sâu và rộng.

Chuẩn bị đất trồng/ giá thể

Đất trồng hoặc giá thể trồng dưa lưới phải đảm bảo được độ tơi xốp, giàu dưỡng chất và thoát nước tốt. Điển hình như đất phù sa, đất cát pha và thịt nhẹ. Bạn có thể mua đất trồng dưa lưới chuyên dụng trực tiếp tại cửa hàng bán cây cảnh hoặc tiến hành pha trộn theo công thức sau:

  • 60 – 65% xơ dừa đã được rửa chát
  • 5 – 10% trấu hun
  • 30% phân trùn quế

Sau khi trộn đều các thành phần thì bạn dùng màng phủ kín đất và tưới nước ẩm trong vòng 1 tuần trước khi trồng.

Cách trồng dưa lưới tại nhà trong thùng xốp

Ươm hạt

Nếu là hạt giống F1, bạn có thể không cần ủ mà có thể trực tiếp tiến hành ươm hạt.

Ngược lại, với những hạt giống khác, việc ngâm và ủ hạt giống sẽ giúp tăng tỉ lệ thành công khi trồng dưa lưới tại nhà. Bạn cần ngâm hạt với nước ấm ở nhiệt độ 28 – 32 độ C trong khoảng thời gian từ 4 – 5 tiếng. Sau đó vớt ra cho vào mảnh vải ẩm hoặc khăn giấy ướt. Tiến hành ủ 1 – 2 ngày, khi thấy hạt tách mầm thì có thể đem ra ươm  

Sau khi ủ hạt giống, bạn cần chuẩn bị bầu ươm để gieo trồng. Đào một lỗ nhỏ trên bầu và cho hạt giống vào. Phủ một lớp đất mỏng và thường xuyên tưới phun sương để tăng độ ẩm cho cây phát triển. Bầu ươm cần đặt ở nơi thoáng mát, hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời.

Gieo trồng 

Khoảng 12 ngày sau khi ở bầu ươm, cây sẽ bắt đầu cho ra 2 lá thật. Lúc này bạn có thể di chuyển cây con sang chậu hoặc thùng xốp để trồng. Bạn cần nhẹ nhàng khi tháo bầu ươm để hạn chế việc đứt rễ khiến cây bị chột. Nếu sử dụng viên nén sinh học để làm bầu, bạn có thể vùi kín cả bầu ươm xuống đất mà không cần tháo cây ra.

Dùng tay nén nhẹ đất quanh gốc cây để cố định và tưới đẫm nước. Trong thời gian này vẫn nên giữ cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng quá gay gắt. Đồng thời thường xuyên tưới phun sương để đảm bảo độ ẩm. Nhưng đừng tưới quá nhiều dẫn đến dư nước. 

Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới

Tưới nước

Khi dưa lưới còn là cây con, bạn nên tưới khoảng 0.5 lít nước mỗi ngày. Nhưng khi cây đến giai đoạn phát triển, bạn chỉ cần đảm bảo lượng nước tưới đủ ẩm cho cây là được. Ngoài ra, bạn nên chú ý nhiệt độ và thời tiết của vườn để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Đối với ngày nắng nóng, thì cần tưới nhiều nước hơn so với bình thường. Ngược lại, khi trời ẩm ướt thì nên giảm lượng nước. 

Nếu tưới nước quá nhiều sẽ dễ làm cây bị úng hoặc thối rễ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý là chỉ nên tưới cây vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tà khi đã tắt nắng. Việc tưới quá muộn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc bệnh ở đất phát triển.

Các chuyên gia chia sẻ rằng: “Trước khi thu hoạch từ 8 – 10 ngày, nhà vườn nên giảm lượng nước tưới, điều này sẽ giúp quả dưa lưới được ngọt và giòn hơn.”

Bón phân cho dưa lưới

Tùy vào từng thời kỳ phát triển mà cây dưa lưới sẽ yêu cầu những chất dinh dưỡng khác nhau.

  • Giai đoạn cây con: cần nhiều phân đạm để hỗ trợ cây phát triển nhanh và thân dài.
  • Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: bón nhiều phân lân.
  • Khi cây vào thời kỳ chuẩn bị ra quả: bổ sung thêm kali để tăng độ ngọt và giòn.  

Ngoài ra, để thúc đẩy cây dễ ra hoa cũng như đậu quả, bạn có thể bón thêm phân NPK cho cây. Những loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoại mục luôn là sự lựa chọn tốt nhất trong quy trình trồng dưa lưới.

Tỉa lá

Trong quá trình chăm sóc, khi cây ra 5 – 6 lá thật thì bắt đầu bấm ngọn và các nhánh lẻ. Chỉ để lại những nhánh khỏe mạnh. Sau khi ra hoa được 3 – 5 ngày thì bạn cần tiến hành thụ phấn để cây kết trái.

Mỗi cây chỉ nên để lại một quả dưa lưới mà thôi. Vì quá nhiều quả sẽ khiến cây không trụ nổi. Không chỉ vậy, việc để lại duy nhất một quả sẽ khiến cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả, quả sẽ ngon ngọt hơn.

Làm giàn trồng dưa lưới

Khi cây có 5 – 6 lá thì bạn nên tiến hành làm giàn cho cây. Có thể sử dụng cọc tre hoặc thanh gỗ để làm giàn. Nếu trồng tại ban công, bạn có thể buộc cây dưa lưới vào hàng rào để cây leo lên. 

Thu hoạch và bảo quản dưa lưới

Dưa lưới sau 80 ngày là có thể thu hoạch. Quả khi chín tới sẽ có màu trắng ngà hoặc vàng, mùi thơm đặc trưng, vân lưới rõ ràng đậm nét. Cuốn dưa lưới sẽ bị nứt xung quanh. 

Cách bảo quản dưa lưới

Để bảo quản được lâu, bạn bọc dưa lưới bằng màng bọc thực phẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản loại trái cây này là từ 0 – 15 độ C. 

Kết lại

Hy vọng với cách trồng dưa lưới đơn giản bằng thùng xốp mà HiFarm chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn sở hữu được “vườn” dưa lưới thơm ngon của riêng mình. Hãy thường xuyên theo dõi HiFarm để nhận được nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!


– HiFarm –