Tết Nguyên đán cận kề, nhiều nông dân, nhà vườn, hợp tác xã đã nghĩ ra nhiều ‘chiêu’ để bán hàng nông sản Tết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có thể làm sức mua giảm. Cùng HiFarm tìm hiểu nhé!
Mục lục:
“Combo nông sản” trái cây chưng Tết
Từ những “combo nông sản” hỗ trợ mùa dịch trong thời điểm giãn cách xã hội. Hiện nhiều nông dân ở Hậu Giang đã và đang thiết kế nhiều “combo nông sản” và trái cây mang đầy ý nghĩa để phục vụ bà con chơi Tết.
Ông Nguyễn Văn Thích – giám đốc HTX Tân Long (huyện Vị Thủy) – cho biết vào khoảng tháng 7 vừa qua do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, các thành viên hợp tác xã của ông đã thiết kế đa dạng “combo nông sản” hỗ trợ cho người dân TP.HCM và Bình Dương. Combo này được ông Thích thiết kế gồm: gạo, khô cá, chả cá thát lát, lạp xưởng, trứng vịt tươi, củ quả… là những thực phẩm dinh dưỡng phục vụ thị hiếu của mọi người.
Ở mỗi “combo nông sản” (5 sản phẩm/combo hay 9 sản phẩm/combo). Ông và các thành viên trong hợp tác xã chào hàng bán với giá dao động 100.000 – 600.000 đồng/combo. Giá cả phải chăng nên người mua cũng dễ dàng chọn lựa những món hàng cần thiết.
Hiện cuộc sống bình thường mới và cận kề Tết cổ truyền dân tộc. Các thành viên trong hợp tác xã của vẫn thiết kế những combo nông sản Tết hỗ trợ cho những người đi làm xa về địa phương. Combo nông sản này gồm: gạo, dầu ăn, nước mắm, đường, nước sát khuẩn, khẩu trang y tế với giá 300.000 đồng/combo.
Còn bà Nguyễn Kim Thùy – giám đốc HTX Kỳ Như (xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp) – cho hay: “Chúng tôi rất vui mừng khi sản phẩm của hợp tác xã bán ra được trong mùa dịch bệnh. Trước đây, chúng tôi ra nhiều “combo nông sản” các loại phục vụ cho bà con ở TP.HCM. Giờ chúng tôi ra vài chục đến vài trăm combo/đơn hàng. Ít lại nhưng đây cũng là đầu ra tốt cho nông sản bà con”.
Hiện các hợp tác xã ở địa phương vẫn thiết kế combo bán Tết và theo nhu cầu người dân đặt hàng. Trong đó người dân thiết kế đa dạng sản phẩm như: gạo và các nông sản chủ lực của tỉnh nhà.
Đặc biệt, người dân còn thiết kế combo trái cây như một gói quà với đầy ý nghĩa sung túc như: cầu, dừa, đủ, xoài (trái mãng cầu, trái dừa, trái đu đủ, trái xoài) hoặc cầu, đủ, xoài (trái mãng cầu, trái đu đủ, trái xoài)… giá cả cũng phải chăng phục vụ cho người dân chưng Tết cổ truyền dân tộc sắp tới.
Cây, trái tạo hình đắt hàng
Trong khi đó, hiện tại các nhà vườn tại huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) đang tất bật vào vụ hoa, trái để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022. Dù các nhà vườn trồng hoa dè dặt do dịch bệnh nhưng những nghệ nhân trồng cây cảnh. Đặc biệt là cây cảnh tạo hình thú vẫn bán đắt và tiếp tục được thị trường đón nhận.
Ông Nguyễn Văn Công – ngụ xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết; năm nay tiếp tục là một năm thắng lợi đối với người làm nghề kiểng thú.
“Nhiều nghệ nhân năm nay làm ra sản phẩm kiểng thú nào là bán được ngay. Còn đối với tôi, phải có đơn hàng trước tôi mới sản xuất nhưng cũng làm suốt; không nghỉ tay vì đơn hàng quá nhiều. Ngoài những kiểng thú hình con cọp thì nhiều chỗ còn đặt kiểng các loại hình thù khác nhau”, ông Công nói.
Anh Huỳnh Thanh – một nhà vườn tại huyện Chợ Lách cho biết thêm. Mỗi cặp tắc hình cọp có giá từ 4 – 10 triệu đồng; phần lớn những sản phẩm anh làm ra đã có người đặt mua.
Còn tại tỉnh Tiền Giang, để phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022. Nông dân tỉnh Tiền Giang đã gieo trồng 1.425 ha rau màu; chăm sóc trên 10.000 ha cây ăn trái đặc sản. Đồng thời các làng hoa kiểng cũng tích cực chuẩn bị lượng lớn sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra, bà con cũng đã gieo trồng được gần 1.000 ha dưa hấu; phục vụ thị trường Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2022. Tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía đông tỉnh Tiền Giang.
Ước tính dịp Tết Nguyên đán năm nay, nông dân địa phương cung ứng khoảng 27.000 tấn rau màu; gần 85.000 tấn trái cây các loại; và khoảng 1 triệu giỏ hoa kiểng đáp ứng nhu cầu thị trường khu vực các tỉnh, thành phía Nam. Đồng thời, còn cung ứng thêm khoảng 4.000 tấn thịt heo, 1.200 tấn tôm; 500 tấn nghêu, 2.000 tấn cá tra thương phẩm và 500 tấn cá điêu hồng.
Giỏ quà Tết Đồng Tháp lên TP.HCM
Bà Võ Phương Thủy – phó giám đốc Sở Công thương Đồng Tháp – cho biết. Ngoài kế hoạch cung ứng hàng hóa Tết dương lịch và Tết Nhâm Dần 2022 theo thông lệ hàng năm. Điểm mới năm nay là tỉnh cung ứng “giỏ quà Tết Đồng Tháp” lên TP.HCM và các tỉnh để quảng bá đặc sản và thương hiệu Đồng Tháp.
Theo bà Thủy, “giỏ quà Tết Đồng Tháp” do HTX Đồng Tháp thực hiện trong dịp Tết năm 2022; gồm những đặc sản đặc trưng của Đồng Tháp. Đa số tập trung vào các sản phẩm từ sen, có giá dao động từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/giỏ quà tùy theo loại và nhu cầu của khách.
“Hiện nay, lãnh đạo tỉnh và các địa phương đi thăm và tặng quà đều dùng “giỏ quà Tết Đồng Tháp” để tặng cho các gia đình chính sách hay các địa phương. Mục đích chính vẫn là quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Đồng Tháp. Năm nay, Hợp tác xã đặc sản Đồng Tháp hướng đến cung ứng thị trường TP.HCM và các tỉnh, thành. Giỏ quà Tết này tập trung sản phẩm đặc trưng riêng; đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào giỏ quà này”, bà Thủy nói.