Hiện nay, phương pháp trồng Dâu New Zealand thủy canh không còn là một mô hình quá xa lạ. Chúng có thể giúp dâu tây hạn chế được các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng quả. Hôm nay hãy cùng HiFarm tìm hiểu cách trồng dâu tây thủy canh này nhé!
Mục lục:
Các cách trồng Dâu New Zealand thủy canh
Phương pháp thủy canh có nhiều mô hình, chẳng hạn như hệ thống canh tác nước sâu, hệ thống màng dinh dưỡng, hệ thống ngập rút định kì, hệ thống khí canh hay hệ thống nhỏ giọt,… Tuy nhiên hệ thống dạng bấc là đơn giản và không yêu cầu quá cao về nguyên liệu. Phù hợp với cả trồng Dâu New Zealand theo quy mô nhỏ, hộ gia đình..
Ánh sáng phù hợp
Để cây có thể phát triển tốt nhất, thì nhiệt độ và ánh sáng là hai yếu tố vô cùng quan trọng. Nhiệt độ phù hợp là từ 13 – 21 độ C. Do đó trồng dâu tây thủy canh ở Đà Lạt là thích hợp nhất. Dâu tây cần được phơi nắng 1 buổi ( 8 – 12 tiếng) mỗi ngày vào sáng sớm. Nếu khu vực trồng không có đủ ánh sáng tự nhiên để cung cấp cho cây thì bạn cần lắp đặt đèn trồng nhân tạo.
Hướng dẫn trồng Dâu New Zealand thủy canh dạng bấc
Dụng cụ
- Khay trồng/ giàn trồng thủy canh
- Chất nền
- Thùng chứa dung dịch thủy canh cho dâu tây
- Dây bấc
- Bút đo PPM, bút đo PH
- Hạt giống hoặc cây con
Cách trồng thủy canh với cây giống
Bước 1: Di chuyển cây từ chậu qua hệ thống
Bạn loại bỏ phần đất ở cây giống bằng cách lắc nhẹ hoặc vỗ nhẹ vào đất bám ở rễ. Ngoài ra, cần ngắt bỏ những lá vàng, khô hay có dấu hiệu bệnh.
Bước 2: Rửa sạch rễ
Rửa sạch rễ dưới vòi nước mát. Bạn cần cẩn thận, chỉ rửa phần đất, tránh làm gãy các lông hút của rễ. Nếu không cây Dâu New Zealand sẽ không cho nhiều quả.
Bước 3: Ngâm toàn bộ rễ cây vào trong nước
Ngâm toàn bộ phần rễ dâu tây vào xô nước lạnh trong vòng 10 phút. Chúng giúp loại bỏ hoàn toàn hết bụi bẩn còn sót lại và cung cấp nước cho cây.
Bước 4: Đặt cây Dâu New Zealand vào khay trồng
Điều chỉnh cẩn thận rễ đẻ cây có thể đứng vững và trải đều khắp lớp nền. Bạn có thể bổ sung thêm chất nền để bao phủ hoàn toàn rễ cây. Nhưng không vượt quá ⅔ khay chứa và không che phủ ngọn cây.
Bước 5: Kiểm tra dung dịch dinh dưỡng
Đảm bảo cây Dâu New Zealand được cung cấp đủ dinh dưỡng. Bạn cần kiểm tra mực dinh dưỡng này mỗi ngày.
Bước 6: Làm sạch chất nền
Một lượng muối khoáng nhất định không được cây dâu tây hấp thụ, tích tụ lâu dần sẽ gây ra ngộ độc cho cây. Nên mỗi tuần một lần, bạn cần tưới nước vào chất nền để rửa trôi bớt lượng muối khoáng dư thừa.
Bước 7: Thụ phấn Dâu New Zealand thủ công
Nếu trồng trong nhà, quy mô nhỏ, không có ong hoặc bướm để truyền phấn. Bạn có thể sử dụng một chiếc cọ trang điểm sạch để phát tán phấn hoa.
Năng suất dâu tây thủy canh luôn cao hơn khi trồng bằng phương pháp truyền thống. Không chỉ vậy, trồng dâu tây thủy canh còn giúp bạn hạn chế sâu bệnh cho cây, đảm bảo sự an toàn cho nông sản.