Giá thể nền hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn. Nhưng bạn có tại sao lại như vậy hay không? Hôm nay hãy cùng HiFarm tìm hiểu những thông tin liên quan đến loại giá thể này nhé!
Mục lục:
Giá thể là gì?
Đây là cách gọi chung cho hỗn hợp hoặc vật liệu có khả năng cung cấp những điều kiện thuận lợi nhất cho cây trồng phát triển. Giá thể có thể là một nguyên liệu đơn lẻ hoặc được trộn từ nhiều nguyên liệu thô với nhau dựa trên ưu điểm của từng loại.
Thành phần giá thể
Tùy theo đặc tính mỗi loại cây mà giá thể sẽ có những thành phần phù hợp khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá thể nền hữu cơ nên có độ pH dao động từ 5 – 6.8 độ. Phần đất sạch hữu cơ chiếm 60%, còn lại là phân chuồng, mùn hữu cơ (ủ mục) hoặc tro trấu.
Đặc điểm giá thể nền hữu cơ
Một giá thể hữu cơ lí tưởng để trồng trọt phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Có khả năng hút ẩm nhanh và dễ dàng. Giữ nước và duy trì độ ẩm tốt.
- Tơi xốp, thoáng khí.
- Có độ pH trung tính và ổn định.
- Có thể tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn ra môi trường.
- Sạch bệnh, an toàn, không có nguồn lây nhiễm.
- Giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho cây
Công dụng giá thể nền hữu cơ
Giá thể nền hữu cơ đều được tiệt trùng, đảm bảo sạch bệnh, không nhiễm nấm trước khi đưa vào canh tác. Do đó, giá thể vô cùng an toàn, không độc hại với cây trồng.
Với đặc tính tơi xốp, giá thể hữu cơ giúp giữ ẩm và các chất dinh dưỡng hiệu quả.
Đối với những khu vực có điều kiện trồng trọt khó khăn như không có đất sạch canh tác, đất đai nghèo chất dinh dưỡng,… Thì giá thể hữu cơ là một lựa chọn hoàn hảo lúc này.
Không chỉ vậy, giá thể có khả năng hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đảm bảo sản lượng nông sản. Ngoài ra, giá thể có thể tái sử dụng hoặc phân hủy tự nhiên. Góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Việc sử dụng giá thể nền hữu cơ giúp quá trình canh tác diễn ra thuận lợi, đảm bảo được năng suất, chất lượng và độ an toàn cho nông sản. Giá thể hữu cơ phù hợp với nhiều loại cây trồng cũng như các phương pháp trồng trọt
Các loại giá thể hiện nay
Giá thể hữu cơ tự nhiên
Than bùn Xác thực vật sau quá trình phân hủy và yếm khí sẽ trở thành than bùn. Than bùn có khả năng giữ ẩm cũng như chất dinh dưỡng tốt. Mật độ phân giải cao. | Vỏ cây Vỏ cây tươi hay vỏ cây khô đều có khả năng trở thành giá thể hữu cơ. Nhưng vỏ cây tươi giữ ẩm kém hơn. Vỏ cây thông thường được sử dụng làm giá thể trồng trọt. Vì chúng chứa resin có tính sát khuẩn, lâu mục và ít chứa mầm bệnh. |
Trấu hun Khi được hun nóng đến một nhiệt độ nhất định, vỏ trấu tươi sẽ chuyển đen, nhưng chưa thành tro. Trấu hun không chứa bất kì mầm bệnh hay nấm có khả năng gây hại cho cây. Trong trấu hun chứa nhiều chất như kali, silicat, các muối khoáng vi lượng. Để mang đến hiệu quả cao, nên trộn trấu hun với những chất có hàm lượng đạm và vi trung. | Mùn cưa Trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ tại nhà xưởng, những phế phẩm được bào mòn từ các loại gỗ, tre, nứa,… được gọi là mùn cưa. Mùn cưa có thành phần chủ yếu là xenlulo dễ phân hủy. Tuy nhiên, do không có độ thoáng khí cao nên loại giá thể này thường được dùng làm phân hữu cơ sinh học. Để đảm bảo an toàn cho cây trồng, tuyệt đối không sử dụng mùn cưa từ các loại gỗ chứa tinh dầu hoặc gỗ có tẩm thuốc bảo quản. | Xơ dừa Vỏ dừa được băm nghiền để tạo thành các loại mụn xơ dừa. Đây là một trong những giá thể được đánh giá là rất tốt cho cây trồng. Nhờ vào khả năng giữ ấm tốt và thân thiện với môi trường, xơ dừa đang được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, trong loại giá thể hữu cơ này có chứa hàm lượng lớn chất tannin, chất chát và một số thành phần khoáng chất gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây. Do đó, xơ dừa cần được sơ chế trước khi đưa vào sử dụng. |
Giá thể nhân tạo
Cát sỏi Đây là loại giá thể trơ, dễ tìm mua và giá rẻ. Cát nên có độ lớn từ 0,1 – 0,2mm. Sỏi có độ lớn từ 1 – 5cm. Cần rửa sạch, khử trùng và sấy khô trước khi sử dụng để tránh nhiễm bệnh cho cây. | Đất sét nung Là viên đất sét được nung ở nhiệt độ cao. Có độ pH trung tính, kháng bệnh,.. Phù hợp làm giá thể trong phương pháp thủy canh. |
Đá trân châu Còn được gọi là đá Perlite. Đá trân châu có thể “nở” gấp 20 lần kích thước ban đầu khi đạt đến độ nóng chảy của chúng. Perlite có trọng lượng nhẹ, thường được dùng để làm xốp đất. Có khả năng giữ ẩm tốt và hỗ trợ trao đổi không khí cho cây. | Giá thể hữu cơ tổng hợp Chẳng hạn như polystyrene xốp, bọt urea formaldehyde, chất bọt có gốc Phenol ở dạng hạt. Những giá thể này đều có đặc điểm chung là nhẹ, có tính kiềm, giữ nước và không khí tốt. |
Giá thể nào phù hợp cho phương pháp canh tác cây trồng trên giá thể?
Để có thể dễ dàng kiểm soát được thành phần dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, giá thể cần được xử lý thành giá thể trơ. Có nghĩa là phải loại bỏ các thành phần khoáng tự nhiên tồn tại bên trong giá thể. Một số giá thể phù hợp để canh tác gồm xơ dừa, trấu hun và mùn cưa.
Các cách trộn giá thể trong trồng trọt
- Cách 1: ⅓ phần chuồng đã ủ hoại mục + ⅓ mùn cưa/ xơ dừa đã xử lý + ⅓ chất hữu cơ từ như rơm/ rạ/ than bùn.
- Cách 2: 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh/ rác thải hữu cơ mục + 20% phân vi sinh
- Cách 3: ½ đất bột + ½ trấu hun + 1kg phân hữu cơ vi sinh
- Cách 4: ⅓ đất bột + ⅓ trấu hun + ⅓ xơ dừa + 1kg phân hữu cơ vi sinh.
Nông sản HiFarm
Hiện tại mỗi cây trồng của HiFarm đều được canh tác trong một giá thể riêng biệt. Điều này giúp cây trồng hạn chế được sự lây lan bệnh hại qua đường đất. Hơn thế nữa, vì không cần canh tác trên đất, nên sẽ tránh khả năng ô nhiễm từ đất, giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho cây trồng.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về giá thể nền hữu cơ cũng như lợi ích của loại sản phẩm này. Hãy theo dõi HiFarm để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về nông sản sạch và giải pháp nông nghiệp thông minh nhé!