Những loại giá thể phổ biến trong nông nghiệp

Nông nghiệp ngày càng phát triển, con người không ngừng nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều phương pháp canh tác mới để mang lại hiệu quả cao, tăng năng suất cây trồng thông qua những phương pháp canh tác tiên tiến có thể kiểm soát dinh dưỡng. Một trong những phương pháp đó là phương pháp trồng thủy canh (hydroponics). Hay còn gọi là phương pháp trồng cây không sử dụng đất (soilless cultivation); mà thay vào đó là sử dụng các loại giá thể trồng trọt.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến phương pháp canh tác trên giá thể cũng như khái niệm về chúng và có những loại nào? Ở bài viết này, HiFarm sẽ giới thiệu khái quát về giá thể để bà con hiểu biết hơn về chúng.

Giá thể là gì?

Giá thể là tên gọi chung của hỗn hợp; vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Giá thể thường được trộn từ các vật liệu khác như phân hữu cơ (vỏ cây, chất thải xanh); xơ dừa, sợi gỗ, rêu, than bùn hoặc các thành phần khoáng chất như vermiculite, đất sét, đá bọt và đá trân châu. Chúng thường được pha trộn từ các nguyên liệu thô khác nhau để đạt được sự cân bằng môi trường khí và khả năng giữ nước cho cây trồng.

Những loại giá thể phổ biến trong nông nghiệp

Một Giá thể tốt phải đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cây bằng việc cung cấp một loạt các yếu tố cần thiết sau:

  • Môi trường tối ưu và ổn định, cho phép bộ rễ được phát triển tối đa.
  • Tạo không gian thoáng khí cho bộ rễ cây trồng.
  • Hấp thụ, giữ nước và duy trì độ ẩm.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho rễ cây.

Những loại giá thể phổ biến

Than bùn

Những loại giá thể phổ biến trong nông nghiệp

Than bùn có khả năng giữ ẩm, lưu trữ chất dinh dưỡng và mật độ phân giải cao.

Mùn cưa

Những loại giá thể phổ biến trong nông nghiệp

Mùn cưa là thành phần được bào mòn ra từ các loại gỗ, tre, nứa… Tuy nhiên, chúng không có độ thoáng khí cao nên thường được ủ để làm phân hữu cơ sinh học.

Vỏ thông

Những loại giá thể phổ biến trong nông nghiệp

Vỏ thông có chứa resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục và ít mầm bệnh. Vì thế, chúng thường được dùng để làm giá thể trồng lan.

Xơ dừa

Xơ dừa là thành phần được xé ra từ vỏ của trái dừa; có khả nẳng giữ ẩm tốt và thân thiện với môi trường. Trong xơ dừa có chứa hàm lượng lớn tannin; chất chát và một số thành phần khoáng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cây. Vì vậy trước khi sử dụng, bà con cần phải xử lý để loại bỏ các chất này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách xử lý giá thể xơ dừa như thế nào ở trong bài viết sau.

Trấu hun

Trấu tươi sau khi được đốt thì thành phần chính chỉ là carbonhydrate và kali. Vì thế, khi sử dụng trấu hun làm giá thể chúng ta cần kết hợp thêm những chất có hàm lượng đạm, trung và vi lượng để cây có thể phát triển tốt.

Sỏi nhẹ/Đất sét nung

Những loại giá thể phổ biến trong nông nghiệp

Là viên đất sét được nung ở nhiệt độ cao. Sỏi nhẹ có pH trung tính, không nhiễm bệnh,… Chúng thích hợp dùng làm giá thể trồng rau thủy canh.

Perlite

Hay còn được gọi là đá trân châu. Đá Perlite có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng giữ nước lại rất kém. Đá thích hợp để giâm cây con hay dùng để trồng rau mầm.

Loại nào phù hợp cho phương pháp canh tác cây trồng trên giá thể?

Đối với phương pháp canh tác này, để kiểm soát được thành phần dinh dưỡng cung cấp cho cây ta cần tiến hành xử lý về giá thể trơ (nghĩa là phải loại bỏ các thành phần khoáng tồn tại tự nhiên trong giá thể). Ở thị trường Việt Nam hiện nay, một số loại phù hợp để sử dụng đó là: xơ dừa, trấu hun và mùn cưa.

Theo dõi HiFarm để cập nhật tin tức mỗi ngày nhé