Nông sản sống khỏe nhờ công nghệ áp dụng vào nông nghiệp

Nhiều ngành hàng được coi là không có thế mạnh của VN đã mạnh mẽ vươn ra thế giới nhờ doanh nghiệp đầu tư sâu vào chế biến và chuỗi giá trị.

Tại vùng nguyên liệu được đầu tư lớn, máy móc thay thế sức con người để giảm giá thành

Đây cũng là định hướng phát triển của nông nghiệp VN trong những năm tới, khi diện tích và sản lượng nhiều nông sản đã đến tới hạn trong khi thị trường rộng mở nhờ các hiệp định thương mại thế hệ mới. Cùng HiFarm tìm hiểu thông tin nhé

Tăng giá trị nhiều lần

Bằng việc áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến và khác biệt. Công ty Phúc Sinh cũng có thể mở rộng thị trường, bán giá nông sản cao hơn bình thường 2-3 lần.

Nông sản sống khỏe nhờ công nghệ áp dụng vào nông nghiệp

Ông Phan Minh Thông, tổng giám đốc Công ty Phúc Sinh, cho biết 2020 thực sự là một năm khó khăn khi nhiều đơn vị nhập hàng từ tháng 3 đến nay vẫn còn trong kho, nhưng “không bán hàng cho người này, chúng tôi tìm cách bán cho khách hàng khác”.

“Ví dụ châu Âu (Đức) đã xuất hiện sản phẩm tiêu theo công nghệ sấy khô hoặc sấy ướt, nhưng tiêu sấy lạnh của Phúc Sinh theo công nghệ sấy -60 độ C. Ở Việt Nam, duy nhất Phúc Sinh có tiêu xanh sấy lạnh hoặc tiêu hồng sấy lạnh. 

Hồ tiêu bình thường có giá 3.200 USD/tấn, tiêu sấy lạnh của Phúc Sinh bán ra với giá 16.000-18.000 USD/tấn. 

Tương tự là sản phẩm xốt tiêu, cà phê… Nhờ công nghệ mà chúng tôi vượt qua khó khăn, dễ dàng tiến vào thị trường và phân phối sản phẩm tốt hơn”, ông Thông chia sẻ.

Tương lai của nông nghiệp VN

Ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), cho biết ngành nông nghiệp và thực phẩm trong thời gian tới sẽ dựa nhiều hơn vào tăng giá trị thông qua chế biến sâu và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng. 

Đây là xu hướng tất yếu khi đất đai của VN có hạn, sản lượng nhiều mặt hàng đã tới hạn trong khi VN vẫn chủ yếu xuất khẩu nông sản thô ra thế giới.

Nông sản sống khỏe nhờ công nghệ áp dụng vào nông nghiệp

Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 30,05 tỉ USD, trong đó có 9,5 tỉ USD mặt hàng nông sản đã qua chế biến. Đây là một tỉ trọng tương đối cao và tốc độ tăng trưởng nhanh. So với 2 năm trước đây tỉ lệ này khoảng 10%.

Trong năm 2020, có 12 dự án chế biến được khởi công hoặc khánh thành với số vốn lên tới 11.500 tỉ đồng cho thấy các doanh nghiệp xác định đây chính là lĩnh vực mà VN đang có nhiều cơ hội và lợi thế.